Ngày 26/11/2024 – Chương trình Văn hóa Trà Việt tập 02; với hai nội dung Talkshow “Chế phẩm trà truyền thống và trà hiện đại” và Workshop “Văn hóa trà Việt trong thời 4.0″, diễn ra tại Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM – Hutech, do Hiệp hội Văn hóa Ẩm Thực Việt Nam cùng Công ty Cổ Phần Phúc Long Heritage và Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM – Hutech phối hợp tổ chức. Với sự tham gia của gần 150 khách mời là lãnh đạo các cơ quan ban ngành TP. HCM, lãnh đạo và đại diện sinh viên trường Hutech, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, các công ty trà…
Sự kiện với sự tham gia của gần 150 khách mời là lãnh đạo các cơ quan ban ngành TP. HCM, lãnh đạo và đại diện sinh viên trường Hutech, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, các công ty trà…Chương trình văn hoá trà đã bàn về văn hóa, xu hướng thưởng trà của người Việt nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa trà truyền thống và trà hiện đại trong cuộc sống hiện nay, nâng cao vị thế của trà Việt.
Đây là tập số 02 trong chuỗi Chương trình Văn hóa Trà Việt do Hiệp hội Văn hóa Âm Thực Việt Nam tổ chức, tiếp nối tập số 01 với buổi tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch” diễn ra tại TP.HCM, ngày 26/08/2024. Chuỗi Chương trình Văn hóa Trà Việt được tổ chức liên tục với các chủ đề đa dạng, diễn ra tại nhiều địa điểm và thu hút nhiều đối tượng tham gia khác nhau. Mục tiêu của chuỗi sự kiện là tôn vinh giá trị văn hóa trà Việt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch thông qua ngành trà.
Chia sẻ về lý do đồng hành cùng Công ty Cổ Phần Phúc Long Heritage và Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM – Hutech trong Chương trình Văn hóa Trà Việt tập 102, ông Lã Quốc Khánh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Văn hóa Ẩm Thực Việt Nam cho biết: 02 đơn vị này đều phục vụ đối tượng chủ yếu là người trẻ, đồng hành với họ, chúng tôi mong muốn đem đến cho thế hệ trẻ cái nhìn tổng quan về trà, văn hóa trà, cách thưởng trà từ truyền thống đến hiện đại. Trà không chỉ là thức uống của thế hệ trước mà còn được giới trẻ yêu thích, sử dụng và tiếp cận thường xuyên. Chính vì vậy, hiểu biết về trà sẽ giúp thể hệ trẻ trân trọng, gìn giữ và phát triển văn hóa trà Việt.
Talkshow – Chế phẩm trà truyền thống và trà hiện đại
Trà truyền thống và trà hiện đại là hai thế giới song hành, mỗi loại mang trong mình một giá trị riêng biệt. Trà truyền thống Việt Nam với hương vị tỉnh túy như: trà sen, trà xanh, trả cổ thụ được chế biến tỉ mỉ, phản ánh văn hóa sâu sắc của dân tộc. Trà hiện đại, với các sản phẩm phái sinh như: trà sữa, trà túi lọc hay trà trái cây…hướng đến sự tiện lợi và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của lối sống nhanh chóng và phong cách thưởng thức mới. Dù khác biệt về hình thức, cả hai đều góp phần làm phong phủ thêm văn hóa trà Việt.
Cùng trao đổi là những nghệ nhân trà uy tín như ông Nguyễn Lê Uyên Viễn – Nhà nghiên cứu Văn hóa Trà và sưu tập trà cụ, Nhà báo và Sáng lập nhóm “Uống Trà Đi”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Nghệ nhân trà truyền thống Việt Nam, ông Đặng Quốc Hùng – Giám đốc Marketing Công ty Cổ Phần Phúc Long Heritage, ông Trần Lê Thanh Thiện – Giảng viên khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn của Trường Hutech.
Tại Workshop; Công ty Cổ Phần Phúc Long Heritage – thương hiệu trà được giới trẻ ưa chuộng đã chia sẻ tỉ mỉ về 03 loại trà: trà là Ô long, Hồng trà túi lọc, trà lài túi lọc. Phúc Long cũng chia sẻ về sự tiện dụng trong cách pha và cách uống trà truyền thống của Phúc Long một cách đơn giản và ứng dụng trong thời đại 4.0.
Talkshow “Chế phẩm trà truyền thống và trà hiện đại” đưa người tham gia đi qua một hành trình từ những câu chuyện lâu đời về trà Việt đến những xu hướng trà mới đang nổi lên trong xã hội hiện đại. Trà Việt không chỉ đơn giản là một thức uống, mà là biểu tượng của nền văn hóa lâu đời, là nơi kết nối những giá trị tinh thần, phong tục và tập quân của người dân Việt Nam.
Buổi Talkshow như mở ra một khung trời kiến thức dành cho các sinh viên chuyên Khoa Du lịch – ẩm thực, có vẻ như đây là đề tài còn mới mẻ đối với các sinh viên của Hutech, các sinh viên chưa có một chút khái niệm gì về “văn hoá trà Việt”. Ngay cả những sinh viên quê ngay vùng trà Lâm Đồng mà cũng không hiểu uống trà là như thế nào?
Cần hiểu trà là văn hoá của người Việt:
Trà tuy nói là loại thức uống thứ hai, sau nước lọc nhưng hầu như trong tất cả các buổi tiệc tùng, người Việt không thể không có thức uống là trà, dù nó ẩn hay hiện ở dạng thức uống nào.
Điểm nhấn của chương trình chính là phần trao đổi của các diễn giả về trà truyền thống và trà hiện đại. Khi trà túi lọc và các sản phẩm trà hiện đại ngày cũng trở nên phổ biến. Trà hiện đại không phải là sự thay thế mà là cách thức sáng tạo, giúp trà Việt thích ứng với nhịp sống hiện đại mà vẫn giữ được cái hồn của trà truyền thống.
Talkshow cũng đặc biệt chú trọng đến vai trò của giới trẻ trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa trà Việt. Các chuyên gia đều nhất trí rằng, để trà Việt mãi trường tồn, chúng ta cần phải truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hiểu và yêu mến trà, từ đó biết cách thưởng thức trà một cách tỉnh tế và trọn vẹn. Những buổi tọa đàm, các chương trình tìm hiểu về trà truyền thống, cũng như việc kết hợp trà với du lịch và các hoạt động văn hóa khác sẽ là những bước đi quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị di sản này.
Nguyễn Lê Uyên Viễn: đã có 30 năm tìm hiểu về trà, điểm nổi bật trong văn hoá Việt là uống chè xanh và nó đi vào ca dao – câu hát như “đầu làng có cô bán chè xanh”, tính đến nay Việt Nam có 35 vùng trà trở thành danh trà mà các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi vùng có một phẩm vị khác nhau, trà ở những địa phương chưa có địa danh, chúng ta chỉ gọi là chè xanh dân gian. Để đánh giá vùng danh trà như: nguồn gốc địa lý rõ ràng, có phương thức sản xuất truyền thống đặc biệt, chất lượng rõ ràng – được gải thưởng đánh giá…
Nguyễn Ngọc Tuấn – Nghệ nhân trà truyền thống: Việt Nam được xem như là cái nôi của sự phát triển cây chè cũng như khu vực Châu Á, chúng ta tự hào vì chúng ta có nguồn chè cổ thụ phong phú, trong đời sống người Việt chuyện uống trà cũng đẹp nhất trong khu vực. Uống chè tươi, xuất phát từ xa xưa, đến nay bát chè tươi vẫn có thể tìm thấy ở TP.HCM. Đây là sự khác biệt về văn hoá uống trà của người Việt xưa – nay.
Nghệ nhân từng hỗ trợ trà Tâm Châu cho biết: nảy giờ chúng ta nói về trà nhưng chúng ta nói về văn hoá trà chưa đi sâu, vậy làm sao cho trà ngon, trồng ở đâu cho ngon, Hùng dẫn đắt về trà hiện đại nhưng đến giờ này thì trà Phúc Long chưa đạt đến giá trị đặt trưng. Muốn có vùng trà ngon thì trồng ở độ cao 800 m trở lên, dưới 600 m thì trà không ngon, hái trà từ 05 giờ đến 9 giờ sáng là trà ngon nhất.
Ông Trịnh Quang Dũng: các bạn sinh viên Khoa QTDL – Nhà hàng – Khách sạn của Hutech; chính là những người mang thông điệp văn hoá về trà đến với du khách, Việt Nam là nước duy nhất cống hiến cho loài người cách uống trà, với 500 năm lịch sử uống trà. Vì đây là cách uống thô sơ nhất của loài người khi còn hái lượm, uống trà xanh là cách giữ cho sức khoẻ tốt nhất, nó giữ ấm cho thân nhiệt. Còn trà Ô long chỉ “tái” xuất ở Lâm Đồng từ năm 1990 nhưng thực ra trà Ô long đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1885 nhưng do chiến tranh mà thất truyền.
Với một chủ đề gần gũi nhưng sâu sắc và mang tính thời đại, Talkshow không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích về trà mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giúp mỗi người dân Việt Nam cảm nhận được giá trị của văn hóa trà. Trà Việt, dù trải qua bao thăng trầm, sẽ luôn là phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt, tiếp tục lan tỏa hương vị của sự kết nối, của những giá trị truyền thống, và của một nền văn hóa giàu dep.
Nói gần nói xa về trà Việt:
Nói về phong cách uống trà thì ở Việt Nam rất đa phong cách; Bắc – Trung – Nam, rồi đến người lớn tuổi uống theo truyền thống, phụ nữ, bạn trẻ thị thành và nông thôn, người buôn bán…”Mỗi người mỗi vẽ mười phần vẹn mười”, họ sẽ có cách chọn loại trà để uống cho ngon theo sở thích và không hề bị mất ngủ như các bạn trẻ lo sợ.
Trước giải phóng; người bình dân trong Nam họ thường uống trà hiệu B’Lao, gói độ 01 gang tay và cho là rất ngon, vì họ pha nhiều nước và 01 nước nên không đắng và trà đó có ướp hương thơm dễ uống với đá lạnh. Nhưng loại trà này đưa qua mấy cụ uống trà truyền thống sẽ chê ngay. Người miền Bắc thường í ới, gọi nhau râm rang chè xanh là vì sao? Buổi trưa hè oi bức, đi đồng, đi đường về…dễ bị cảm nắng, ghé quán chè xanh, uống một bát rồi nói nhỏ (râm), rồi nói lớn (rang), theo cường độ uống chắc là rất đã khát và dễ làm cho tâm thần sảng khoái, mà lớp trẻ chúng ta có thể chưa tận hưởng được.
Trong suốt lịch sử phát triển của trà, trà luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình thần của người Việt. Từ những buổi tụ họp gia đình, bạn bè, cho đến những nghi lễ trang trọng, trà không chỉ là thức uống mà còn là biểu tượng của sự thanh tịnh, sự giao lưu và kết nối.
Trong thời đại 4.0; trà vẫn là thức uống của nhiều người theo cách nhau như: uống chè lá – chè tươi trong gia đình, uống trà khách ở miền Tây – khách đến nhà mà không kịp phà bình trà nóng đãi khách xem như gia chủ “không lễ”.
Còn các doanh nghiệp kinh doanh thức uống mà không có sáng kiến sẽ mất đi lượng khách hàng rất đông, vì thế họ chế ra nhiều loại có hình thức “trà” như: trà mãng cầu: có trà trong đó đâu mà vẫn gọi là trà, vì phơi khô và rang như trà nên được gọi là trà mãng cầu, trà ổi, trà chuối…Hay trà sữa, nếu bán sữa với trân châu thì uống có thể ngán và đôi khi bị “phá” bụng nên nhà kinh doanh nghĩ ra cách cho ít chất trà xanh vào nó kềm vị ngọt xuống và cho chút vị chát sẽ là cho loại thức ướng mày dễ tiêu, mang lại hương vị hấp dẫn dễ dùng dành cho giới trẻ.
Trong khuôn khổ Tọa đàm Văn hóa trà Việt lần thứ hai; Workshop “Văn hoá trà Việt trong thời 4.0″, tuy không đủ thời gian để tranh lậun nhưng là cơ hội để những người tham gia cùng nhìn lại lịch sử phát triển của trà Việt, đồng thời hiểu rõ hơn về sự chuyển mình của trà trong thế giới hiện đại.