Ngày 25/11/2023; tại TP.HCM diễn ra chương trình Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ ba năm 2023, với chủ đề “Văn hóa kinh doanh dòng chảy phát triển và hội nhập”.
Ban tổ chức diễn đàn gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ VH – TT&DL, Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”…
Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh, khuyến khích và góp phần nâng cao vai trò văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh của thế giới VUCA và cuộc cách mạng công nghệ và chuyển đổi số, là dịp để Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe các kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, lan tỏa sâu rộng Cuộc vận động “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Phát biểu tại diễn đàn, Ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch nhấn mạnh: trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt trong gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong kinh tế ngày càng được Đảng ta quan tâm, kế thừa, bổ sung, phát triển và hoàn thiện, theo đó xác định nhiệm vụ: thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế…
Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị vừa qua cũng đã xác định nhiệm vụ: hoàn thiện và vận động đội ngũ doanh nhân phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; nâng cao vai trò của doanh nhân đóng góp cho ngoại giao kinh tế, đối ngoại nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam.
Tại diễn đàn, phiên tọa đàm và tranh luận về chủ đề “Kinh doanh để làm giàu hay phụng sự xã hội?” đã diễn ra một cách sôi nổi với sự tham gia của các khách mời lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn đại diện cho các tổ chức uy tín và có kinh nghiệm thực tiễn trong đa dạng các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam.
Tại phiên tranh luận đã mang lại những quan điểm đa dạng và phong phú về bản sắc kinh doanh của doanh nhân Việt Nam. Làm giàu và phụng sự xã hội không đối lập mà bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cần phải cân bằng được hai mục tiêu này. Qua phần tranh luận đã thức tĩnh giới trẻ đi tìm giá trị bền vững cho chính mình, cho đất nước và cho thế giới.
Ngoài ra, điễn đàn còn có 02 tham luận đặc biệt của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương nói về “Bản sắc văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp – doanh nhân Việt Nam”, cùng những câu chuyện rất thực tế. Những điều mà Johnathan Hạnh Nguyễn trình bày bằng những câu chuyện thực tế, chính là bài học kinh nghiệm cho giới trẻ, hãy dấn thân, để có được kinh nghiệm mà đóng góp cho quê hương. Cuối cùng ông nói một câu thật thâm thuý “Tôi năm nay 73 tuổi, già rồi, xin trao lại trong trách cho giới trẻ”.
Bài tham luận của Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, nói về chủ đề “Văn hóa kinh doanh thời 4.0”, trong đó đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam “hòa nhập nhưng không hòa tan” trong bối cảnh của thế giới VUCA và cuộc cách mạng công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ.
Ông Thái Hoà cho rằng: khái niệm VUCA đang trở nên phổ biến như một thuật ngữ để chỉ các khía cạnh khác nhau của môi trường, không thể kiểm soát này. Nó là chữ viết tắt của Volatility – sự biến động, Uncertainty – sự không chắc chắn, Complexity – độ phức tạp và Ambiguity – sự mơ hồ. CÒn tính không ổn định được thể hiện “tam ngôn”: pháp luật – văn hoá – công nghệ. Thời công nghiệp 4.0, CEO cần trả lời nhiều câu hỏi như: Who are you? What do you want? Whera are yoi going? Personal – team – social – global (cho cá nhân, tổ chức , xã và toàn cầu). Cuối cùng doanh nghiệp không biết tin vào đâu?
Như vậy “văn hoá dân tộc xuất hiện” và đó là văn hoá tâm linh, mà mỗi doanh nghiệp đều cần một ông thầy “phong thuỳ, tâm linh” dẫn đường. Với mức lương 40.000 USD, tôi bỏ về nước theo Nghị quyết 36, cho phép tôi nói thật, nói với hợ thở của một doanh nghiệp đã chiến đấu với “văn hoa doanh nghiệp Việt Nam”, đưa tất cả cái mới từ bên ngoài về Việt Nam, chưa có một quốc gia nào mà doanh nhân khổ như ở Việt Nam, vì đưa một sáng kiến mới – công nghệ mới vào Việt Nam…
Tại Diễn đàn cũng diễn ra Lễ tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam” năm 2023 cho 20 doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam do Hội đồng Quốc gia xét duyệt.
Bộ VH – TT&DL còn Bằng khen cho 03 tập thể có thành tích hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”, do Thủ tướng Chính phủ phát động và triển khai Bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2023.
Ban Tổ chức 248 tặng Bằng khen cho 08 đơn vị đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” năm 2023.
Diễn đàn Văn hóa với Doanh nghiệp năm 2023 là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa góp phần nâng cao nhận thức và tôn vinh văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam; tạo ra một diễn đàn giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các bên liên quan.
Diễn đàn cũng đã khẳng định vai trò và đóng góp của văn hóa kinh doanh đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Giai đoạn công nghệ 4.0 làm toàn cầu và điều duy nhất còn lại không đánh mất chính doanh nghiệp là “Văn hoá của doanh nghiệp mang đặt thù dân tộc của doanh nghiệp”.