Phiên khai mạc diễn ra và chiều ngày 27/9/2023, tại TP.HCM; với chủ đề “Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng: Cơ hội và thách thức”, sự kiện Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023, diễn ra trong 02 ngày 27 và 28/9, gồm: phiên khai mạc, phiên thảo luận với 04 chuyên đề và phiên toàn thể.
Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023; do Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ – ngành, địa phương, các Hiệp hội…trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, xây dựng, sử dụng năng lượng tiết kiệm, tham dự. Sự kiện có sự cộng tác của các cơ quan, tổ chức quốc tế như: chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Tài chính Quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (IFC-WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Xây dựng, cùng với IEC Consulting tổ chức.
Qua hơn 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện đạt trên 300 công trình với tổng diện tích khoảng 7,2 triệu m2 sàn xây dựng. TP.HCM có 67 công trình, đứng đầu cả nước về số công trình xanh và đứng thứ hai về diện tích sàn xây dựng được chứng nhận công trình xanh, với tổng diện tích sàn được chứng nhận hơn 1,2 triệu m2.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng – Nguyễn Tường Văn cho biết: Việt Nam chưa có quy định bắt buộc áp dụng đối với công trình xanh, việc phát triển công trình xanh được thực hiện theo hình thức tự nguyện, khuyến khích. Số lượng công trình xanh dù đã tăng lên đáng kể hằng năm nhưng so với tổng số công trình được xây dựng hằng năm thì con số này còn khá khiêm tốn, đòi hỏi cần có thêm nhiều sự nỗ lực, cố gắng để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển công trình xanh trong thời gian tới. Việc phát triển công trình xanh sẽ đồng thời thúc đẩy các giải pháp thiết kế kiến trúc, nội thất xanh, thúc đẩy phát triển sản phẩm, thiết bị cơ điện, vật liệu xây dựng xanh, giảm tiêu thụ nước, tài nguyên để xây dựng và vận hành công trình, giảm phát thải khí nhà kính góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng.
Tại 04 phiên thảo luận; các diễn giả sẽ cập nhật, chia sẻ những xu hướng, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hiệu quả năng lượng và phát triển các dự án công trình thân thiện với môi trường Cập nhật, chia sẻ những xu hướng, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hiệu quả năng lượng và phát triển các dự án công trình thân thiện với môi trường
Chuyên đề 01: Xanh hoá không gia sống và làm việc hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống. Các diễn giả đã đề cập đến các nội dung như:
Các tòa nhà công nghiệp bền vững – Kinh nghiệm thực tiễn từ Châu Âu và Đông Nam Á. Giáo dục và trường học xanh: hành trình thiết kế trường học lấy học sinh làm trung tâm. Chiếu sáng xanh – Giải pháp chiếu sáng thông minh hướng tới phát triển bền vững. Hệ thống HAVC hiệu suất cao – giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm năng lượng và cải thiện chất lượng không khí trong môi trường sống và làm việc. Nâng cao chất lượng không khí trong nhà, hiện trạng và giải pháp khả thi. Hướng đến Net Zero trong công trình xây dựng: Từ tối ưu thiết kế đến nâng cao hiệu quả vận hành.
Chuyên đề 02: Với các nội dung:
Thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh và thân thiện môi trường trong các công trình xây dựng, hướng đến kinh tế tuần hoàn. AGC – Tác động tích cực đến môi trường thông qua Kính, giải pháp vật liệu nhẹ và bền vững cho ngành xây dựng xanh, giải pháp toàn diện cho hệ thống sàn công nghiệp, xu hướng sử dụng vật liệu cách nhiệt cho công trình xanh, đá nung kết và tính bền vững: lựa chọn xanh cho kiến trúc hiện đại.
Chuyên đề 03: ứng dụng các thiết bị và công ngệ tân tiến, hướng đến hiện đại hoá các công trình xây dựng, nâng cao tiện nghhi cho người tiêu dùng. Bao gồm các nội dung:
Đánh giá lớp vỏ công trình và tối ưu hóa năng lượng cho các đô thị ở Việt Nam: Học hỏi từ tiêu chuẩn toàn cầu, tiêu chuẩn thiết bị sử dụng cho dự án tiết kiệm năng lượng, phát thải Cacbon thấp, đổi mới bền vững cho tòa nhà thông minh với các giải pháp an ninh công nghệ cao, giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng các thiết bị điều hòa, máy lọc không khí và máy khử ẩm, công nghệ chiếu sáng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng: Ưu tiên hàng đầu cho các công trình trong tương lai, công nghệ bơm nhiệt và bơm nhiệt sử dụng R290 hiệu quả năng lượng thân thiện môi trường trong xây dựng nhà ở xanh.
Chuyên đề 04: tài chính xanh, hỗ trợ doanh nghiệp BĐS tiếp cận nguồn vốn; với nội dung:
Nắm bắt cơ hội phát triển công trình xanh tại Việt Nam, Cơ hội tiếp cận nguồn vốn xanh cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản tại Việt Nam, thúc đẩy mô hình ESCO – giải pháp đầu tư và tài chính trong công trình xanh.
Phiên toàn thể: phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi số xanh ngành xây dựng – cơ hội và thách thức, do lãnh đạo Bộ Xây dựng – UBND TP.HCM và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam chủ trì. Với nội dung:
Chính sách và thực tiễn phát triển các Khu công nghiệp xanh, sinh thái thúc đẩy chuyển đổi xanh ở Việt Nam, Chính sách công trình xanh toàn cầu cho Việt Nam đến năm 2023 và tương lai xa hơn, Khử cacbon và con đường dẫn đến các toà nhà không sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong tương lai.
Phát biểu tại Phiên toàn thể, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn – Tường Văn cho biết: thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu về sự gia tăng dân số, sự cạn kiệt của nguồn năng lượng hóa thạch, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, sự gia tăng chất thải và ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, phương tiện giao thông, tiêu dùng…
Theo số liệu nghiên cứu và đánh giá, lĩnh vực xây dựng tiêu thụ khoảng 37 đến 40% tổng tiêu thụ năng lượng và phát thải khoảng trên 30% tổng lượng khí nhà kính. Việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải dòng bằng không đã và đang là một trong những ưu tiên của của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ông Cường chia sẻ: sự kiện Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2023 là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp tiếp tục thảo luận những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng. Hơn 10 năm thực hiện thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng, TP.HCM đã tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật QCVN 09:2013/BXD và QCVN 09:2017/BXD trong cấp phép xây dựng, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế và kiểm tra nghiệm thu công trình.
Tại các phiên chuyên đề; các doanh nghiệp tập trung đông nhất ở chuyên đề 02, vì xu hướng sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường là vấn đề mà ca doanh nghiệp cần phải thực hiện trong tương lai.