“Tụng Ca Vô Thường” – triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sỹ Hoài Phương đã được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7/8 đến ngày 3/9/2023 tại Annam Gallery, quận 3 TP.HCM. Với hơn 30 tác phẩm thuộc dòng tranh thuỷ mặc được trưng bày là sự chắt lọc một cách kỹ càng, dựa trên nhiều yếu tố nghệ thuật.
Là một trong những họa sĩ người Việt Nam đang sinh sống tại Bologna, Ý, Hoài Phương là một nghệ sĩ tự học với niềm đam mê mãnh liệt và sự yêu thích nghệ thuật. Dù trong gia đình không có truyền thống theo đuổi nghệ thuật, họa sĩ Hoài Phương luôn bộc lộ tình yêu nghệ thuật bằng cách cầm cọ vẽ mỗi khi có dịp, đó có thể là giờ ra chơi ít ỏi sau những tiết học căng thẳng, cô tận dụng những trang vỡ dư phác họa những nét vẽ, liên tục như vậy cho đến lúc lớn lên.
Vậy nên, triển lãm “Tụng ca vô thường” lần này, họa sĩ Hoài Phương cho phép bản thân được thử sức chút ít, khởi đầu với những bức tranh minh họa cho bộ thơ Haiku của tu sĩ Pháp Hoan mà cô đã chọn lọc dựa theo sự đồng cảm của cá nhân mình.
Có lẽ vì Pháp Hoan là một tu sĩ nên những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm cũng phần nào toát lên hơi thở thiền định về mối liên kết giữa con người với thế giới tự nhiên, sự suy ngẫm về những bí ẩn của vũ trụ và tìm kiếm những sự thật bị che giấu.
Thông qua các tác phẩm của mình, Hoài Phương dệt nên một câu chuyện sâu sắc về trải nghiệm của con người và vẻ đẹp của các hiện tượng tự nhiên, thể hiện sự đánh giá sâu sắc của cô đối với sự phức tạp và kỳ diệu của thế giới xung quanh chúng ta.
“Tám vạn bốn nghìn cây” – tác phẩm đầu tiên
tôi đi vào chốn ấy
tám vạn bốn nghìn cây”
(Pháp Hoan)
Bài thơ nói về tâm tư của người tu sĩ khi đứng trước khu rừng có tám vạn bốn nghìn giáo lý nhà Phật. Qua đó, nữ họa sĩ cảm nhận được tâm trạng của mình khi chập chững bước vào nghề, hoang mang trước vô vàn ngã rẽ, không biết nên đi về đâu, nên theo đuổi trường phái gì, nên theo học cái gì. Nghệ thuật quá rộng lớn mà mình không có đến một chiếc la bàn hay một người dẫn đường.
Họa sĩ Hoài Phương chia sẻ tại buổi triển lãm: “Vì đồng cảm với những tâm tư của bài thơ mà mình đã vẽ nên bức tranh đầu tiên, và thật vô tình khi tu sĩ Pháp Hoan cũng rất thích nên mình đã phát triển thêm nhiều tác phẩm khác. Cô cảm nhận giống như là “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.”
Sử dụng kỹ thuật truyền thống của châu Á như vẽ bằng bột màu và mực tự nhiên, Hoài Phương kết hợp với chủ nghĩa hiện thực Phương Tây, đã mang đến một góc nhìn, thị hiếu mới mẻ cho khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Bức tranh “Đại Tuyết” dựa trên một công án khi thiền sư vì lạnh quá mà đem tượng Phật ra chẻ làm củi đốt. Còn bức “Ruộng Khô” thể hiện sự đồng cảm với tâm trạng người dân ở đồng bằng sông Cửu Long khi đối diện với tình trạng ngập mặn và hạn hán kéo dài.
mau mang tượng Phật
chẻ làm củi thôi.
(Pháp Hoan)
Bốn núi trong tranh của Hoài Phương chính là bốn nỗi khổ lớn: Sinh, lão, bệnh, tử mà một con người sinh ra đã phải gánh lấy. Mà thực ra đâu chỉ con người, phàm vạn vật trên đời này cái gì sinh ra mà không tàn lụi? Nói tóm lại, khổ là không tránh được. Càng lớn lên, càng thấy những dãy núi này sao càng cao vời vợi không cách nào trèo thoát nổi, và không thiếu những người tự cô lập bản thân, tách biệt khỏi xã hội, tự cắt rời bản thân khỏi triền miên những bi kịch trên thế giới, từ một cái nhà tù lớn họ đi vào một cái nhà tù nhỏ hơn, vì chung quy, bốn bức tường nó vẫn ở đó.
một sáng thức dậy
thấy mình là cây”
(Pháp Hoan)
Nhưng một cái cây thì lại khác, núi rừng là nhà của nó. Nỗi khổ có thể đến từ tác động ngoại vi hay nội tại và cuộc sống thì không bao giờ bằng phẳng, ta không bao giờ có thể tránh được nỗi khổ. Nên nếu ta có thể hóa thành một cái cây – thay đổi góc nhìn, thì có lẽ nỗi khổ này sẽ trở nên êm dịu hơn, cuộc đời này sẽ dễ chịu hơn một tí chăng?
Dù là một người con xa xứ thế nhưng Hoài Phương vẫn dành cho Việt Nam, vùng đất sinh thành, nuôi dưỡng tình cảm và mỹ cảm phương Đông trong tâm hồn.