TP.HCM: khánh thành tượng Mahatma Gandhi

Ngày 17/10/2023; tại TP.HCM đã diễn ra Lễ khánh thành bức tượng bán thân của nhà lãnh đạo, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân Ấn Độ Mahatma Gandhi (Mohandas Karamchand Gandhi).

Trước khi tham dự lễ khánh thành; Đoàn của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã ghé tham quan Khu Đền Hùng tại Công viên Văn hoá Tao Đàn – TP.HCM, với sự tôn kính nét văn hoá lịch sử của một dân tộc “Vua Hùng”.

Tham dự lễ khánh thành còn Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Ấn Độ, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Vụ trưởng Vụ quốc phòng Chính phủ Ấn Độ, TLS Ấn Độ tại TP.HCM – Madan Mohan Sethi, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Trần Phước Anh – Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, cùng với sự tham dự của các tỉnh – thành như: Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre, Vĩnh Long. Bạc Liêu, Cà Mau và các TLS Hoa Kỳ, Indonesia, Liên Bang Nga…

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông S. Jaishankar – Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã chia sẻ: chúng tôi rất biết ơn Chính quyền TP.HCM đã ủng hộ và cho lắp đặt tường Mahatma Gandhi. Bức tượng được đặt tại Công viên Tao Đào – TP.HCM là sự biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết và hòa bình trong giao lưu nhân dân giữa hai đất nước Việt Nam và Ấn Độ. Tháng 02/1958, torng chuyến thăm Ấn Độ, truyền thông đã trích dẫn lời của Hồ Chủ Tịch “Tôi và những người khác, có thể là những nhà cách mạng nhưng trực tiếp và gián tiếp, tôi là học trò của Mahatma Gandhi, không hơn không kém”. Tôi nhớ lại ngày 21/06/2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức lễ khánh thành tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô New Delhi.

Dương Anh Đức: sự khánh thành tượng Mahatma Gandhi là sự kiện ý nghĩa, bởi Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, xuất phát từ mối tương đồng về lịch sử – văn hoá, sự tương đồng này đặc biệt hơn khi Lãnh tụ 02 nước là nhân vật vĩ đại: Lãnh tụ – Mahatma Gandhi và Chủ tịch – Hồ Chính Minh. Hai Lãnh tụ đã dành cả cuộc đời vì dân tộc, trở thành vĩ nhân mà nhân dân yêu mến.

Mahatma Gandhi (02/10/1869 – 30/01/1948), người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Satyagraha đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay. Bao gồm phong trào Dân quyền Hoa Kỳ được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr.

Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Ấn Độ đã tăng từ 7,8 tỷ USD trong giai đoạn 2015 – 2016 lên 12,8 tỷ USD trong giai đoạn 2017 – 2018. Hợp tác an ninh quốc phòng được tăng cường mạnh mẽ và hai nước cũng đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *