Thảo Cầm Viên Sài Gòn kỷ niệm 160 năm thành lập

Sáng ngày 23/03/2024; tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã diễn ra lễ kỷ niệm 160 năm thành lập (1864 – 2024), đây là một trong những công trình mang tính lịch sử và lâu đời nhất TP. HCM. Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một torng mười vườn thú lâu đời nhất thế giới,

Đến tham dự lễ kỷ niệm 160 năm thành lập Thảo Cầm Viên, còn có sự hiện diện của lãnh đạo các cập như: ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Trần Hoàng Quân – GĐ Sở Xây dựng TP.HCM, bà Phạm thị Trung Trinh – Phó GĐ Sở TT&TT TP.HCM, ông Đinh Minh Hiệp – GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn TP.HCM, bà Phan Kiều Thanh Hương – Phó GĐ Sở Nội vụ TP.HCM…

Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của  TP.HCM, sau ngày giải phóng miền Nam. Được xây dựng cùng lúc với Bưu điện TP. HCM, Nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành; Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xem như một chứng nhân của lịch sử, đã cùng đi qua những thăng trầm của con người và vùng đất Sài Gòn – Gia Định. Sức sống bền bỉ cùng những giá trị văn hóa đặc trưng đã mang đến cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn một sắc thái riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

Ký ức một thời:

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23/03/1864, với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Người có công xây dựng nên Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Đô đốc Toàn quyền Đông Dương – Pierre Paul De La Grandière, với tham vọng dùng nơi này để nâng cao văn hoá và các hoạt động bảo tồn động thực vật, cũng như phục vụ công trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương.

Theo lệnh của Đô đốc, ông Louis Adolphe Germain – một Thú y sĩ của quân đội Pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12 ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè, làm nơi nuôi thú và ươm cây.

Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhập về từ các nước lân cận như: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… và được mở rộng đến 20ha. Người dân Sài Gòn khi ấy quen gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Sở Thú và tên gọi phổ thông này vẫn gắn liền với Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến tận hôm nay.

Không chỉ là một công viên giải trí lành mạnh với không khí trong lành và hệ động thực vật phong phú; Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu về tự nhiên. Sự liên kết chặt chẽ về mặt chuyên môn giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội các Vườn thú Đông Nam Á – SEAZA, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế – IUCN, Hiệp hội Vườn thú và Hồ cá Thế giới – WAZA, Tổ chức Quản lý loài Quốc tế – ISIS, Hiệp hội Vườn thú Việt Nam – VZA… là nền tảng vững chắc để Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp tục thực hiện các dự án bảo tồn và nghiên cứu thiên nhiên của mình.

Một thảo cầm viên giữa lòng thành phố:

Cho đến nay; Thảo cầm viên Sài Gòn đang nuôi dưỡng hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài, trong đó có nhiều loài thuộc loại quý hiếm như: trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, hươu vàng, báo lửa, báo gấm… Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn đây cũng có hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 160 năm thanh lập, bà Huỳnh Thu Thảo – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thảo cầm viên Sài Gòn cho biết: những hàng cây cổ thụ trước mặt chúng ta vẫn đang đứng sừng sững…là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ dẻo dai, biểu trưng cho sự hòa hợp giữa tự nhiên và con người. Có những giá trị không thể đong đếm được, Thảo Cầm Viên là một trong những giá trị như thế. Từ những ngày đầu thành lập với diện tích 12ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè, đến nay Thảo cầm viên đã trở thành hệ sinh thái vô cùng quan trọng của TP.HCM và lớn nhất cả nước. Tôi xin hứa cùng anh em không ngừng nỗ lực sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đổi mới để gìn.

Trong ký ức người dân Sài Gòn – Gia Định xưa và TP.HCM gần 50 năm qua, tiếng gọi thân quen “Sở thú” đã thật sự để lại dấu cho nhiều thế hệ, đặc biệt nhất là những thế hệ họcsinh đi thi đại học sau năm 1975, nó trở thành điểm hẹn “tìm người thân”. Bởi vì, không có điểm nào nghỉ trưa tốt hơn cho các học sinh tỉnh nghỉ trưa khi lên thành phố thi đại học. Điểm vui cuối tuần của các gia đình, vì thời điểm đó không có nhiều điểm vui chơi như bây giờ.

Ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ: tháng 06/1984 Thảo Cầm Viên Sài Gòn được tách ra khỏi Công ty Công viên Cây xanh và đến năm 1990, Thảo Cầm Viên trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á, thành viên sáng lập Hiệp hội vườn thú Việt Nam. Từ tháng 9/2010, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chuyển đổi mô hình thành Công ty TNHH MTV, đến nay đội ngũ người lao động nơi đây đã chăm sóc nuôi dưỡng số lượng hơn 2.100 cá thể động vật của 128  các loài động vật. Hàng năm, Thảo Cầm Viên tiếp đón trên 1,8 triệu lượt khách tham quan, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã tiếp nhận trên 50.000 lượt người mỗi năm, đến tham quan và giáo dụ môi trường. Đặc biệt,  Thảo Cầm Viên nằm trong quần thể các công trình mang dấu ấn lịch sử của TP.HCM như: Bảo tàng lịch sử Đền Hùng, các kiến trúc xây dựng gồm chuồng – cổng Thảo Cầm Viên và hệ thực vật quý hiếm,  trong 160 năm đã tạo thành dấu vết thời gian mang giá trị độc đáo cần phải bảo tồn, lưu giữ ký ức lịch sử văn hóa của bao thế hệ, giữa lòng đô thị với các giá trị quý hiện có. Hôm nay kỷ niệm 160 năm xây dựng Thảo Cầm Viên Sài Gòn, tôi tin tưởng đội ngũ cán bộ – nhân viên sẽ tiếp tục xây dựng Thảo Cầm Viên Sài Gòn hướng đến các giá trị – là một trong những vườn thú lâu đời nhất trên thế giới – là điểm đến hấp dẫn và yêu mến đối với người dân cả nước và thế giới, góp phần trong việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn công trình kiến trúc cảnh quan – di sản văn hóa khoa học của các thế hệ trước đã để lại.

Nhân lễ kỷ niệm 160 năm thành lập, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã đón nhận Cờ thi đua của TP.HCM và bằng khen của UBND TP.HCM dành cho 03 tập thể và 24 cá nhân.

Khách đến tham quan Thảo Cầm Viên, có năm sinh vào tháng 03 sẽ được miễn phí vé Thảo cầm viên Sài Gòn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *