Nói gì về thị trường hồi phục và cơ hội mới cho các doanh nghiệp

Sáng ngày 27/9/2023; Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán VN – Tạp chí Kinh tế Chứng khoán VN, tổ chức tọa đàm “Thị trường hồi phục – cơ hội mới cho các doanh nghiệp”. Tọa đàm đề cập đến các vấn đề như: tổng quan về thị trường chứng khoán, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp VN khi khi thị trường carbon Credit phát triển….thông qua 02 phiên thảo luận.

Tổng quan về thị trường chứng khoán

ẬP NHẬT VĨ MÔ 2023

Dự báo 2023 – 2024; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng chậm lại, lạm phát có xu hướng tăng trở lại, mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt, giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh. Giải ngân vốn FDI đang dần thu hẹp đà giảm, đà suy giảm của XNK cho thấy dấu hiệu tạo đáy, tỷ giá có xu hướng tăng. Nắm bắt cơ hội khi kinh tế phục hồi; năm 2022 đã khép lại, 2023 – 2024? VN – Index vẫn duy trì hiệu suất tăng trưởng ấn tượng kể từ đầu năm. Khu vực dịch vụ vẫn là động lực tăng trưởng trong 08 tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên đã có dấu hiệu chậm lại, khi tổng mức bán lẻ hàng hóa có xu hướng giảm.

Nắm bắt cơ hội khi kinh tế phục hồi; thanh khoản thị trường đã liên tục bùng nổ và đạt mức trung bìnhh hơn 20.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 08/2023 (tương đương giai đoạn đỉnh cao của TTCK ở năm 2021), qua đó phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng thị trường trong giai đoạn cuối 2023. Môi trường lãi suất thấp cùng với KQKD cải thiện là các yếu tố chính thu hút dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng hiện đã giảm xuống dưới mức 6%, có thể khiến cho sức hấp dẫn của kênh tiết kiệm giảm bớt. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp thanh khoản tiếp tục có sự gia tăng tích cực trong thời gian tới khi thị trường chứng khoán có khả năng thu hút thêm dòng tiền mới đi tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Trái phiếu bền vững đang tăng trưởng mạnh tại các nước ASEAN; tổng giá trị huy động khoảng 14,2 tỷ USD cho năm 2021 và hơn 08 tỷ USD trong nwuar năm 2022. Các tổ chức phát hành bao gồm cả chính phủ, các định chế tài chính, doanh nghiệp phi tài chính qua các sản phẩm: Xanh – Xã hội – Bền vững – Liên kết bền vững (GSS hay Green – Social – Sustainability). Trái phiếu GSS tại các nước ASEAN+3 vẫn chủ yếu có kỳ hạn < 5 năm vẫn chiếm phần lớn với 72,7% trong khi các nước EU tỷ lệ trái phiếu GSS có kỳ hạn dài chiếm phần lớn. Các trái phiếu xanh trên thế giới thường có mức lãi suất hoặc lợi tức thấp hơn trái phiếu thường khoảng 5-7 điểm phần trăm và các nhà đầu tư trên thế giới đang có xu hướng tăng khẩu vị rủi ro khi các trái phiếu đáp ứng tiêu chí Xanh. Ngoại trừ Singapore, quy mô trái phiếu GSS của Việt Nam và một số nước trong ASEAN còn ở quy mô rất nhỏ.

Cơ hội và thách thức DN khi thị trường carbon credit phát triển:

Tín chỉ Carbon Credit là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 01 tấn carbon dioxide (CO2). Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ, khi các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm – hấp thụ phát thải khí nhà kính. Hiện nay; lớn nhất là thị trường Carbon châu Âu – EU ETS và Hoa Kỳ (America Carbon Registry), Trung Quốc hiệnmnay cũng có thị trường carbon độc lập và phát triển rất mạnh mẽ. Thị trường carbon tự nguyện – thị trường tự nguyện (voluntary carbon market); dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon. Hiện nay có 02 thị trường carbon tự nguyện lớn nhất là Gold Standard (GS) và Verified Carbon Standard (VCS)

Việt Nam chưa có một thị trường carbon trong nước để vận hành hỗ trợ các doanh nghiệp trong chiến lược phát triển bền vững và tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu có yêu cầu tiêu chuẩn về dấu vết carbon (Carbon foorprint) dẫn đến một số doanh nghiệp có khả năng gặp các khó khăn trong tương lai, khi cạnh tranh để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang các thị trường lớn và có yêu cầu cao. 

Còn các thị trường lớn trên thế giới đã và sẽ tiếp tục bổ sung các quy định về carbon đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường họ, do đó sự không đồng nhất giữa các quy định, thị trường carbon của Việt Nam và thế giới sẽ khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam giảm đi tính cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cho các khách hàng lớn trên thế giới.  

Chính phủ VN; định giá carbon là một trong những công cụ chính sách khí hậu, đem lại nguồn thu quan trọng từ thuế carbon hay đấu giá các hạn ngạch phát thải. Từ nguồn thu này, chính phủ có thể đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với các tác động của BĐKH hoặc hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp.

Doanh nghiệp, nhận thức sớm các rủi ro về khí hậu và xác định chiến lược chuyển dịch hợp lý, từ đó tăng lợi thế cạnh trạnh và tạo cơ hội thu về nguồn doanh thu bổ sung. 

Nhà đầu tư, định giá carbon giúp phân tích tác động của chính sách BĐKH đối với các danh mục đầu tư cũng như phân bổ lại vốn cho các hoạt động phát thải thấp hoặc thích ứng với khí hậu. Thông qua định giá carbon, các nhà đầu tư có thể xác định chi phí cũng như lợi ích của các khoản đầu tư để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.

TTCK tương lai thế nào?

Nguồn vốn nợ hay tài chính xanh, bao gồm trái phiếu xanh, đang trở thành một xu hướng lớn trên toàn cầu cũng như ở khu vực. Với cam kết trở thành quốc gia trung hòa các bon vào năm 2050, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nguồn vốn trong và ngoài nước vào các dự án xanh. Do đó, thị trường vốn Việt Nam cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng kênh vốn xanh này. Một trong những bước đầu tiên là lựa chọn các tiêu chuẩn xanh phù hợp để áp dụng như tiêu chuẩn của Tổ chức Trái

phiếu Khí hậu quốc tế (CBI), Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA), ASEAN+3 hay tiêu chuẩn phân loại dự án xanh trong nước đang được kỳ vọng ban hành trong năm nay.

Mới có một số Khoản Tín dụng Xanh và Trái phiếu Xanh tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế Mới có một số Khoản Tín dụng Xanh và Trái phiếu Xanh tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Một số khoản vay xanh của một số doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện theo chuẩn Xanh quốc tế của Tổ chức Trái phiếu Khí hậu (CBI).

Tuy nhiên, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam còn đang rất khiêm tốn và hiện mới chỉ có 01 lô trái phiếu xanh đầu tiên được phát hành trong nước của Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực Việt Nam theo

Nguyên tắc Trái phiếu Xanh của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA).

Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) cũng đang có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Nam trong quá trình xây dựng khung phát triển dự án xanh và chuẩn bị cho các đợt phát hành trái phiếu xanh. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và tận dụng các cơ hội này để chuẩn bị cho kế hoạch tài trợ

dự án thông qua các công cụ tài chính xanh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dồi dào, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Tài chính xanh sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng các mục tiêu phát triển xanh. Vấn đề ở đây là làm thế nào để các doanh nghiệp phát hành có động lực tham gia thị trường này.

Chứng chỉ Trái phiếu Xanh của Tổ chức Climate Bonds Initiative; là một tổ chức quốc tế hoạt động nhằm huy động vốn toàn cầu cho các hành động khí hậu. Việc thực hiện các hoạt động này thông qua việc phát triển Hệ thống Chứng nhận và Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu, cam kết chính sách và thông tin Thị trường. Tổ chức có 100+ đối tác là các Ngân hàng, Quỹ, Đơn vị cung cấp dữ liệu, Sàn chứng khoán.

Đây là chứng nhận duy nhất được sử dụng rộng rãi trên 30 nước. Chứng nhận Trái phiếu Khí hậu “Certification Mark” được sử dụng để chỉ định trái phiếu xanh, các khoản cho vay xanh và công cụ nợ xanh đã được chứng nhận.

FiinRatings là tổ chức xác nhận trái phiếu xanh duy nhất của CBL tại Việt Nam; FiinRatings nỗ lực trở thành một phần quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy chống biến đổi khí hậu và phát triển thị trường xanh, cung cấp dịch vụ hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế tới các đối tác trong và ngoài nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *