Dự kiến số tiền phân phối của Quý IV/2024 sẽ được chi trả đến các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả trong Tháng 01/2025 là khoảng 94 tỷ đồng.
Ngày 17/01/2025; tại TP.HCM – VCPMC đã tổ chúc hội nghị tổng kết hoạt động trong năm
Trong năm 2024; tính từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024, tổng số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc mà VCPMC đã thu (chưa VAT) là:393.063.879.166 đồng, tăng 14,2%so với năm 2023. Trong năm 2024; số lượng tác giả hội viên tăng thêm 729 tác giả, nâng tổng số tác giả hội viên uỷ quyền tại VCPMC đến nay là 6.511 tác giả (số liệu tính đến ngày 31/12/2024).
Trung tâm VCPMC đã cấp phép theo 03 nhóm quyền chính như:
Nhóm quyền sao chép, truyền đạt: lĩnh vực kỹ thuật số, media, quảng cáo, sao chép sản xuất chương trình, sao chép vật lý, sao chép trực tuyến, website, ứng dụng (app), trang mạng xã hội…
Nhóm quyền biểu diễn: hình thức: biểu diễn trực tiếp như: chương trình ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật, liveshow, sự kiện…và biểu diễn gián tiếp – tại các địa điểm kinh doanh, thương mại có phát nhạc như: nhà hàng, quán cà phê, bar, karaoke, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí)…
Nhóm quyền phát sóng: gồm lĩnh vực phát thanh, truyền hình miễn phí, truyền hình trả tiền, truyền hình thương mại.
Tmột số vấn đề nổi cộmg trong lĩnh vực cấp phép:
Do sự phát triển của công nghệ cũng như sự thay đổi của thị trường âm nhạc, thị hiếu công chúng có thói quen nghe nhạc nên nguồn thu từ nhóm quyền này chiếm tỷ trọng cao hơn các nhóm quyền còn lại. Dù có thể dụng biện pháp công nghệ để hỗ trợ chủ sở hữu quyền trong việc tự bảo vệ quyền nhưng ở lĩnh vực này vẫn còn tồn đọng khá nhiều trường hợp xâm phạm quyền tác giả, thậm chí có một số đơn vị còn phản ứng thiếu tích cực, vi phạm kéo dài, cố ý hiểu lệch lạc về quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm.
Thị trường biểu diễn nghệ thuật trong nước khá sôi động đặc, xuất hiện của các show diễn quốc tế dù quy mô chưa lớn nhưng số tiền bản quyền giảm hơn so với năm 2023, nguyên nhân là có nhiều show diễn vẫn tìm cách né tránh trả tiền bản quyền. Thời gian qua, nhiều show diễn – sân khấu biểu diễn vẫn chưa trả tiền bản quyền trong một thời gian dài như: show của Lululolatại Đà Lạt (Lâm Đồng), show của Mây Lang Thang ở khắp các nơi như: Lâm Đồng, Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM…gần đây có một số chương trình âm nhạc Hàn Quốc không trả tiền bản quyền và VCPMC đã tiến hành khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền đối với chương trình “2024 Baekhyun Asia Tour [Lonsdaleite] in Hồ Chí Minh”, VCPMC đã thông tin và làm việc với tổ chức bản quyền KOMCA của Hàn Quốc để phối hợp xử lý ngăn chặn hành vi xâm phạm, yêu cầu đơn vị tổ chức phải trả tiền bản quyền để được phép sử dụng.
Năm 2024; VCPMC và các đài, đơn vị truyền hình tiếp tục đàm phán, thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng âm nhạc trong lĩnh vực phát sóng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2022).
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Đinh Trung Cẩn – TGĐ VCPMC cho biết: chúng tôi thường xuyên gặp nhiều khó khăn trong việc cấp phép sử dụng quyền, bảo vệ quyền ở lĩnh vực biểu diễn. Do tình trạng xâm phạm quyền ở lĩnh vực tổ chức biểu diễn vẫn diễn ra phức tạp, bao gồm các show trong nước và các show quốc tế. Hiện nay hàng loạt chương trình vi phạm bản quyền đang trong quá trình xử lý xâm phạm theo thủ tục tố tụng, điển hình một số trường hợp như: Mây Lang Thang -trên 300 chương trình vi phạm, Lululola – trên 200 chương trình vi phạm, iME – chương trình Hàn Quốc 2024 Chanyeol Live Tour: 都市風景 City-scape in Ho Chi Minh … trong bối cảnh thị trường sử dụng âm nhạc thực tế và các quy định về mặt quy hoạch quản lý quyền tác giả chưa được triệt để, VCPMC đang đối mặt với nhiều xung đột quyền phát sinh từ các đơn vị khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và tiến độ công việc của VCPMC mà còn gây xáo trộn, rắc rối cho người sử dụng. Hậu quả lớn hơn là gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các tác giả, khi nhiều người do thiếu cẩn trọng đã làm mất đi vĩnh viễn các quyền, lợi ích chính đáng, đánh mất tài sản quý giá là kết tinh của lao động sáng tạo – những tác phẩm âm nhạc, đứa con tinh thần của chính họ.
VCPMC thực hiện 04 kỳ phân phối mỗi năm, kể cả trong nước và quốc tế, theo quy tắc phân phối của CISAC, sử dụng phần mềm lưu trữ và phân phối quốc tế để thực hiện nhập liệu và phân chia tiền bản quyền. Sau khi hoàn tất dữ liệu phân phối của mỗi quý, VCPMC tiến hành chi trả bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trong tháng đầu tiên của quý liền kề.
Trong năm 2024, VCPMC đã thực hiện các kỳ phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả, với số tiền là: 256.871.238.874 đồng.
Để có thành quả tốt về bảo vệ tác quyền cho các nhạc sĩ; năm 2025 VCPMC đã tham dự tập huấn về tính năng và sử dụng hệ thống phần mềm ATLAS – tính năng cơ bản về dữ liệu tác giả, tác phẩm, báo cáo sử dụng, báo cáo phân phối, tại Philipines. Bên cạnh đó đã làm việc với phái đoàn Hiệp hội Bản quyền âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA), nhân chuyến sang Việt Nam tham dự “Diễn đàn Bản quyền Việt Nam – Hàn Quốc” tại TP.HCM.
Một vấn đề hết sức quan trọng, các thành viên cần luôn luôn bảo lưu bản quyền gốc thuộc về mình. VCPMC khẩn thiết đề nghị các tác giả thành viên cần hết sức thận trọng, cảnh giác trước những giao dịch về bản quyền tác phẩm cũng như sản phẩm âm nhạc của mình để trong mọi trường hợp, quyền tác giả luôn được bảo lưu và tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả. Từ đó để có cơ sở được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, những người trong gia đình sẽ được thừa hưởng tài sản – di sản là tác phẩm của tác giả thêm 50 năm nữa.