Muốn nâng tầm vai trò HTX: cần mở rộng “sân chơi” này thành điểm hẹn mở rộng thị trường

Biên bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland (DAFM) và Bộ NN&PTNT được ký vào tháng 03/2023. IVAP được ra mắt tại Diễn đàn kinh tế tập thể và hợp tác vào tháng 01/2024, biên bản ghi nhớ về chính sách kinh tế nông nghiệp và hợp tác phát triển hợp tác giữa DAFM và MPI đã ký vào tháng 06/2024. Đó là những văn bản ký kết gắn kết nông nghiệp Ireland với Việt Nam.

Sáng ngày 01/08/2024; tại TP.Cần Thơ – Bộ KH&ĐT và Bộ Nông nghiệp Thực phẩm Hàng Hải Ireland,  tổ chức hội thảo về “Phát triển Kinh tế Hợp tác nông nghiệp thông qua đổi mới và Nâng cao chất lượng”.

Hội thảo diễn ra 03 phiên báo cáo tham luận và 01 phiên thảo luận bao gồm các nội dung như: tổng quan về chính sách và thể chế quan trọng của Chính phủ VN nhằm tăng cường tham gia của HTX vào phát triển nông nghiệp bền vững. Thúc đẩy trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm giữa các HTX nông sản thực phẩm Ireland và VN. Cải thiện tính bền vững môi trường và xã hội, nâng cao giá trị xã hội cho các HTX nông sản thức phẩm.

Ông Michael  Murphy – Chuyên gia ngành thực phẩm Ireland cho biết: ở Ireland, sản phẩm thực phẩm và đồ uống “thừa” giúp chúng tôi xuất khẩu, chúng tôi đã xuất khẩu đến 180 quốc gia trên thế giới như: Anh, EU. Chúng tôi còn xuất khẩu thịt bò, thịt lợn, thực phẩm chế biến sẵn…tiện lợi cho người tiêu dùng, bia và rượu…Đây là ngành tăng trưởng nhanh của chúng tôi, thỉnh thoảng chúng tôi xuất khẩu sang VN: ngũ cốc, nghêu, sò…Chúng tôi tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm của EU rất mạnh, tháng 06/2023 Đoàn VN đến thăm Ireland và chúng tôi có dịp đến thăm DaLat Milk, hy vọng chúng ta có thể mở ra dòng thương mại sữa 02 chiều hỗ trợ cho người nông dân.

Ở Ireland – Phong trào HTX phát triển mạnh, đơn vị Icos là thành viên đối thoại với chính phủ và tìm gói ưu đãi mang về cho các HTX, VN có thể học hỏi. Nguyên tắc của Ireland là Icos sẽ là đơn vị hỗ trợ tập trung đóng góp cho chính sách của chính phủ Ireland. Đại diện ở cấp EU – HTX không làm được điều này, tư vấn cho quản trị HTX và giải quyết tranh chấp, cấp bằng và đào tạo, cấp bằng cho các thành viên HTX…Hoạt động của HTX cởi mở, minh bạch, hỗ trợ cho nông dân nhưng các thành viên phải trung thành với HTX và đóng góp tài chính theo tỷ lệ đóng góp của cá nhân.

Sự kết hợp chuyên môn và kinh nghiệm của các tổ chức nông nghiệp:

Các tổ chức này; dựa trên giải pháp sáng tạo, hiệu quả và tiết kiệm chi phí theo nhu cầu, nhằm giúp các quốc gia đối tác của Ireland cải thiện tính an toàn, an ninh và bền vững hệ thống thực phẩm. Bắt đầu trên cơ sở thí điểm vào tháng 10/2014, Bản ghi nhớ dành cho Chính phủ vào 03/2021, đã dẫn đến việc tiếp tục hoạt động trên cơ sở lâu dài với tư cách là một đơn vị thuộc DAFM. Chia sẻ kiến thức và kỹ năng là những yếu tố đóng góp quan trọng cho chính sách kinh tế và đối ngoại, đồng thời mang lại lợi ích hai chiều – nâng cao danh tiếng và cơ hội xuất khẩu.

Chuyên môn của Ireland có thể hỗ trợ quá trình chuyển đối toàn diện các hệ thống thực phẩm bền vững và việc cung cấp những kỹ năng sẽ tạo ra các cơ hội xuất khẩu mới và nâng cao danh tiếng của Ireland với tư cách là một quốc gia dẫn đầu toàn cầu về hệ thống thực phẩm bền vững.

Mô hình sức khỏe, chính sách và quản trị, phát triển chuỗi giá trị, hệ thống thực phẩm bền vững, lan tòa chuyến giao kiến thức, hệ thông nghiên cứu  đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp thực phẩm nông nghiệp.

Ông Tre O’Regan – Chuyên gia thúc đẩy thương mại cho biết: phong trào HTX xuất hiện là dựa vào chính sách của chính phủ, bản thân người nông dân không thể hợp tác với chính phủ, vì vậy vào HTX để giúp họ có đủ điều kiện tiếp cận chính sách của chính phủ và hiểu đến thuế, VN giúp người dân hiểu hơn giá trị thuế mà người dân đóng góp cho chính phủ để họ nhận được những điều tốt hơn. Chúng ta luôn sáng tạo và đổi mới đế đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, như vậy sẽ giúp chúng ta dễ tiếp cận ngồn vốn. Chúng ta cần mở rộng để tiếp cận hệ sinh thái Big Data…Ireland tham gia rất sâu về quốc tế hoá. Ngành nông nghiệp và thực phẩm là 02 ngành quan trọng nên chính phủ tách ra, vì họ muốn cho doanh nghiệp Ireland thành công hơn ở nước ngoài.

Chương trình Hợp tác Ireland – Việt Nam trong nông nghiệp & thực phẩm (IVAP): kéo dài 05 năm nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hệ thống nông nghiệp thực phẩm thông qua hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kiến thức, đào tạo và phát triển kỹ năng. IVAP được tài trợ bởi Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, quản lý và triển khai bởi SFSI với sự hợp tác của các tổ chức tham gia từ Ireland và Việt Nam. Bao gồm các nội dung như: hệ thống sản xuất bền vững – hệ thống chăn nuôi thông minh về khí hậu – khả năng thích ứng khí hậu sẽ dẫn đến kết quả là chúng ta có một nền nông nghiệp bền vững và phát thải thấp. An toàn thực phẩm & Hệ thống thực phẩm – xây dựng năng lực của Cơ quan có thẩm quyền – an toàn thực phẩm cấp doanh nghiệp – chuyển đồi hệ thống thực phẩm bền vững, đưa đến kết quả: khả năng tiếp cận thực phẩm an toàn và dinh dưỡng cho tất cả mọi người. Đồi mới & Chất lượng; tức là phát triển doanh nghiệp và hợp tác, hỗ trợ đồi mới thực phẩm nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cho chuỗi giá trị thực phẩm cạnh tranh, minh bạch và toàn diện.

Kinh nghiệm của Ireland:

Ở Ireland HTX nông nghiệp được thành lập đầu tiên vào năm 1889, tại Limierick, năm 1990 được quốc tế hoá và niêm yết tại thị trường chứng khoán để tiếp cận nguồn vốn. Cha đẻ của phong tráo HTX ở Ireland là ông Horace Plunkett (1854 – 1932).

Ireland chọn Nghiên cứu & Đổi mới (R&I) là trọng tâm cách tiếp cận, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội lớn, tận dụng tất cả các yếu tố của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của cả khu vực công và tư nhân. Tầm nhìn Thực phẩm 2030; trong nông nghiệp thực phẩm trở thành một ngành nông nghiệp thực phẩm sàng tạo, cạnh tranh và linh hoạt – R&I Liên ngành, đóng vai trò quan trọng thông qua cách tiếp cận tập trung vào thách thức, hệ thống trao đổi kiến thức năng động, tăng cường sử dụng dữ liệu và công nghệ cũng như nuôi dưỡng tài năng đa dạng và toàn diện.

Trong phiên buổi sáng có một số HTX đã nêu thế mạnh và điểm cần hợp với Irelan như: HTX Cờ Đỏ – chuyên cây ăn trái, đã xuất khẩu nhãn đi Mỹ. HTX Tân Bình – Đồng Tháp: mong muốn hỗ trợ cơ chế cho HTX phát triển hơn…HTX huyện Lấp Vò – Đồng Tháp: mong có sự hợp tác, HTX – Hậu Giang, mong được hỗ trợ về vật chất và chính sách, HTX Phong Điền – Cần Thơ đã xuất khẩu nhãn Ido đi các nước như: Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc…nhưng hiện tại vườn trồng bị giảm xuống khá nhiều, mong được hợp tác cùng Ireland….

Theo Báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam; tính đến năm 2021, cả nước có 17.507 HTXNN, chiếm 65,27% tổng số HTX, tăng 63,91% so với năm 2013. Hoạt động với 02 mô hình chủ yếu là HTX kinh doanh tổng hợp (chiếm khoảng 70%) và HTX chuyên ngành (chiếm khoảng 30%), cung ứng ít nhất là 03 dịch vụ: vật tư, tưới tiêu, khuyến nông và nhiều nhất là 16 dịch vụ khác. Tổng số vốn hoạt động, giá trị tài sản đạt 15.914 tỷ đồng; doanh thu bình quân 2,1 tỷ đồng/HTX, lãi bình quân 208 triệu đồng/HTX.

Điểm yếu của HTX của VN là chưa nghiên cứu và chuẩn bị đủ điều kiện tiếp cận với sự phát quá mạnh của thị trường, điều mà Ireland cần hợp tác và hỗ trợ VN trong phạm vi thế mạnh của Ireland về thực phảm an toàn, thực phẩm tiêu dùng nhanh,

HTX nông nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, sự phát triển HTX nông nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, cần đánh giá, tổng kết thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với bối cảnh mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *