Lễ tưởng nhớ 01 năm ngày mất tác giả Lê Duy Hạnh

Sáng ngày 04/08/2024; tại Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức chương trình tưởng nhớ tác giả Lê Duy Hạnh. Đến tham dự chương trình có khá nhiều văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu sân khấu…

Tác giả Lê Duy Hạnh sinh ra ở Tây Sơn – Bình Định; thời sinh viên ở Sài Gòn ông học rất giỏi, năm 1972 ông đã được chọn đi Mỹ học để lấy bằng tiến sĩ nhưng ông đã vào chiến khu rồi được đưa ra miền Bắc học tập. Sau năm 1975, ông xin về lại miền Nam công tác và có in một tập truyện ký, rồi bất ngờ ông rẽ ngang qua lĩnh vực sân khấu và gắn bó với bộ môn nghệ thuật này cho đến cuối đời.

Ngày 06/9/2023, ông đã rời xa sân khấu, đi về miền nhớ trong cõi vĩnh hằng…người ở lại không nguôi niềm thương tiếc nhưng những kỷ niệm về ông vẫn hiện điện sấu sắc trong lòng nhiều người. Đó là nhà viết kịch Lê Duy Hạnh đã để lại cho đời, cho sân khấu nhiều tác phẩm mang tấm vóc thời đại.

NSUT Thành Lộc chia sẻ: vào khoàng năm 1980, Trường NTSK II – TP.HCM đã đào tạo một loạt đạo diễn ra trường nhưng không có một đơn vị nghệ thuật nào nhận về, vì lý đó có nhiều đạo diễn tên tuổi lớn như: Thành Trí, Đoàn Bá, Bạch Lan…họ là nghệ sĩ sáng giá, đang phát huy vai trò của mình nên các lớp đạo diễn trẻ không nơi nào “nhận về” thực tập, nói chi dựng vở. Lúc này Hội Nghệ TP.HCM, thành lập ra một CLB, gọi là CLB Sân khấu Thể nghiệm. Đúng vào thời điểm ông Lê Duy Hạnh là Tổng thứ ký – Hội Sân khấu TP.HCM, ông đã cùng Hội nghệ sĩ sáng lập ra CLB Sân khấu thể nghiệm để thu hút lớp đạo diễn trẻ không có “công ăn việc làm” – nói vui là thất nghiệp, không ai nhận về.

Nhờ vậy mới có hàng loạt các vở kịch được ra đời mà các đạo diễn trẻ đã được học trong trường, được tiệm cận nhiều phong cách khác nhau, có những phong cách nghệ thuật được học nhưng chưa được phép phổ biến vào thời điểm đó. Từ đó tạo ra làn sóng mới, mà khán giả cho rằng ở sân khấu khác không có và khán giả khán giả kéo đến xem rất đông, kết quả là một liên hoan Sân khấu Thể nghiệm lần thứ nhất, làm ảnh hưởng mạnh đến sân khấu toàn quốc.

Với 25 năm gắn bó tại hội Sân khấu TP.HCM rôi qua, hình ảnh quen thuộc của chiếc xe gắn máy và dáng người nhỏ nhắn, mỗi ngày ông đã đi về từ nhà riêng (trong một con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ) đến ngôi nhà chung “5B” thân thương của giới nghệ sĩ sân khấu.

Đạo diễn Hoa Hạ cho biết: trong thời kỳ anh là Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM đã làm cho sân khấu lớn mạnh, tôi có dàn dựng một vở cải lương “Nguồn Cội” của anh đi tham dự liên hoan. Tác phẩm của anh mang ý nghĩa sâu xa, rất khó dựng, làm đạo người đạo diễn phải trăn trở và trao đổi với tác giả mới có thể dựng vở tốt như ý đồ của tác già.  Tác giả Lê Duy Hạnh còn đưa ý nghĩa của cuộc sống lên tác phẩm, mang tính nhân văn cao, lòng yêu nước lớn.

03 kịch bản của tác giả Lê Duy Hạnh được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 là: Bùi Thị Xuân hồi kết cuộc, Mặt trời đêm thế kỷ và Trời Nam, đều là những tác phẩm hay, giá trị.

NSND Trần Minh Ngọc nhận định: 25 năm làm lãnh đạo Hội, là một tác giả, ông đã góp phần xây dựng ngôi nhà sân khấu khang trang, để lại di sản rất lớn cho các thế hệ nghệ sĩ sau này. Tác giả Lê Duy Hạnh mạnh ở cả 04 “địa hạt”: hát bội, cải lương, kịch nói và thể loại kịch bản độc thoại qua vở như: tâm sự Ngọc Hân, Diễn kịch một mình, Hoàng hậu hai vua, Vua thánh triều Lê, Chiếc áo thiên nga, Hoa độc trong vườn, Dời đô, Độc thoại đêm, Trở về miền nhớ, Nỗi đau nhân loại…

Riêng lĩnh vực Hát bội, NSND Hữu Danh chia sẻ: anh Lê Duy Hạnh gọi tôi về Hội Sân khấu TP.HCM nhưng tôi phải phụ trách về “hát bội” thì anh mới ủng hộ…Có lẽ đó cũng là nguyện vọng và khát vọng để làm sao cho hát bội tồn tại đến hôm nay trong trái tim tôi. Và chính anh hướng dẫn cho tôi viết kịch bạn, để đạt được nhiều giải thưởng, bậy giờ thì tôi còn kiêm luôn “trụ trì” chùa Nghệ sĩ, tôi luôn mong muốn làm sao cho Ngôi chùa Nghệ sĩ là điểm hẹn để tất cả tìm đến hiểu về nghệ thuật và nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu…

Nhân kỷ niệm 01 năm ngày mất của tác giả Lê Duy Hạnh, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM đã trình làng 02 quyển sách: Tuyển tập kịch bản cải lương của tác giả Lê Duy Hạnh (Nhà Xuất bản Sân khấu thuộc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) và Lê Duy Hạnh – Miền nhớ: Tuyển tập tác phẩm (Sở VH-TT TP HCM chủ trì cùng gia đình và NXB Hội Nhà văn thực hiện).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *