Kinh nghiệm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn: rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ

UBND huyện Cần Giờ và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh – GreenHub, đã tổ chức diễn đàn “Chia sẻ kinh nghiệm trong thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ – TP.HCM.

Cần Giờ là nơi có Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ – Di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam. Với mong muốn bảo tồn, phát triển bền vững “lá phối xanh”, UBND Huyện Cần Giờ phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), triển khai dự án “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ”, từ tháng 05/2022 đến tháng 12/2023. Mục tiêu dự án thúc đẩy sự hợp tác của người tiêu dùng, doanh nghiệp tái chế và chính quyền địa phương thí điểm cách tiếp cận mới và sáng tạo của mô hình kinh tế tuần hoàn, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để hỗ trợ các chính sách phù hợp cấp quốc gia.

Với hành trình 02 năm, dự án đã đạt được những thành tựu đáng chú ý trong việc thiết lập kết nối trong chuỗi giá trị tái chế tại địa phương, hạn chế rác thải nhựa và trao quyền cho cộng đồng trong quản lý môi trường sạch hơn và xanh hơn – nơi rác thải nhựa được tái sử dụng, được tuần hoàn, truyền sức sống mới cho nền kinh tế địa phương. Dự án đã hỗ trợ 05 vựa phế liệu tăng thu nhập sau khi được hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất. Đã có51 phụ nữthu gom phế liệu được tập huấn an toàn lao động và hỗ trợ công cụ lao động. Đồng thời 118 Lãnh đạo các cấp, các bên liên quan được chia sẻ thông tin dự án và cung cấp kiến thức về chất thải nhựa và kinh tế tuần hoàn. Dự án đã giáo dục tuyên truyền về thu gom, phân loại và tái chế chất thải nhựa song song với du lịch có trách nhiệm đến 2.000 khách du lịch. Tổng kết hoạt động, thành công thu gom và tái chế 152 tấn chất thải nhựa, song song đó tuyên truyền về hoạt động thu gom, phân loại chất thải nhựa cho 76.516 người dân.

Thông qua các hoạt động địa phương và các hoạt động truyền thông giáo dục đã có9.500 người hưởng lợi trực tiếp từ dự án.

Ông Trương Tiến Triển – Đại diện UBND huyện Cần Giờ đã có những chia sẻ: để thực hiện các nội dung trên bên cạnh sự nỗ lực của huyện Cần Giờ, sự tham gia của các tổ chức kinh tế cùng chung tay thực hiện thì rất cần sự hỗ trợ, chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM trong định hướng phát triển tài nguyên môi trường bền vững. Đặc biệt là duy trì, phát huy mô hình bảo vệ môi trường trong cộng đồng ở giai đoạn đầu của dự án “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ” và sẽ được chuyển giao lại cho địa phương trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Saadia Madsbjerg – Chủ tịch Quỹ Coca-Cola và Phó Chủ tịch Quan hệ Cộng đồng cho biết: chúng tôi tự hào là một phần của hành trình này, nơi mà sự đoàn kết giữa các đối tác, cộng đồng và chính quyền địa phương đã tạo nên dự án “Thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là xây dựng mô hình mà còn là nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen mới cho người tiêu dùng trong việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa nhằm mục đích kinh tế tuần hoàn và khử cacbon.

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, đại diện dự án cũng đã bàn giao kết quả và các mô hình kinh tế tuần hoàn cho các đối tác địa phương, thể hiện tính kế thừa và cam kết duy trì, phát triển bền vững các mô hình này của UBND Huyện Cần Giờ.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, đồng sáng lập & Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) chia sẻ: nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là một khái niệm, đó là một cách sống. Là việc hình dung lại mối quan hệ của chúng ta với các nguồn tài nguyên, thúc đẩy sự đổi mới hướng đến vòng lặp tuần hoàn cho nền kinh tế. Con đường dẫn đến sự bền vững là một hành trình liên tục và chúng ta phải luôn thận trọng trong cam kết của mình. Những thách thức chắc chắn sẽ nảy sinh, nhưng hãy để chúng trở thành chất xúc tác cho sự đổi mới và hợp tác thay vì trở ngại.

Dự án thúc đẩy sự hợp tác của người tiêu dùng, doanh nghiệp tái chế và chính quyền địa phương để thí điểm cách tiếp cận mới và sáng tạo của mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để hỗ trợ cho các chính sách phù hợp cấp quốc gia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *