Họp mặt kỷ niệm 234 Quốc khánh Pháp

Sáng 11/07/204 – Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP.HCM và Hội Hữu nghị Việt – Pháp TP.HCM đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 234 năm Quốc khánh Pháp (14-7-1790 – 14-7-2024).

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Pháp TP.HCM nhấn mạnh: nhân ngày Quốc khánh của Cộng hòa Pháp, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị và Hội Hữu nghị Việt – Pháp TP.HCM, xin gởi đến bà TLS Pháp tại TP.HCM và thông qua Bà TLS gửi đến Chính phủ và Nhân dân Pháp lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Cách đây 234 năm, cuộc Đại Cách mạng Pháp với những giá trị nhân văn sâu sắc Tự do – Bình đẳng – Bác ái đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở ra thời đại khai sáng cho nước Cộng hòa Pháp, ảnh hưởng đến cả châu Âu và toàn thế giới.

Trên chặng đường 50 năm qua, vượt qua mọi biến động lịch sử, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam – Pháp ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam và Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường quan hệ. Pháp là cường quốc nòng cốt tại châu Âu, đang tích cực phát huy vai trò toàn cầu, có ảnh hưởng quan trọng ở châu Á. Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, có vai trò quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hai nước cũng chia sẻ nhiều quan điểm và lợi ích tương đồng trong các vấn đề quốc tế. Do đó, tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Pháp trở thành một yêu cầu khách quan và cần thiết vì lợi ích của cả 02 nước.

Về kinh tế, Pháp là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu. Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 4,8  tỉ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt 3,17 tỉ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Pháp chủ yếu là giày dép, dệt may, sản phẩm gốm sứ, mây tre đan, thủy sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử; nhập khẩu từ Pháp chủ yếu là thiết bị hàng không, máy công nghiệp, dược phẩm, sản phẩm nông nghiệp – thực phẩm, hóa chất và mỹ phẩm…

Phát biểu tại buổi họp mặt, TLS Pháp tại TPHCM – Emmanuelle Pavillon-Grosser cho biết: thường ở Pháp chỉ nói kỷ niệm Ngày 14/07 (không nói ngày Quốc khánh), vì đó là ngày kỷ niệm mùa hè năm 1789, nước Pháp đã tiến đến phá ngục Bastille, nhưng 01 năm sau mới chọn làm ngày Quốc Khánh 91790 – 2024). Pháp tiếp nhận khoảng 100 sinh viên Việt Nam nhận học bổng du học Pháp vào năm học mới. Đây là một con số kỷ lục, ngày 26/07, chúng tôi hân hoan chào đón 16 vận động viên Việt Nam đến tham dự Thế vận hội Olympic và Thế vận hội dành cho người khuyết tật, giao lưu giữa 02 nước sẽ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giáo dục -thể thao…lễ kỷ niệm ngày 14 tháng 07 năm 2024 của chúng tôi mang tinh thần thể thao, khi thế vận hội Olympic gần diễn ra.

Pháp đứng thứ 16/143 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 674 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,81 tỉ USD. Đầu tư trực tiếp của Pháp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: thông tin và truyền thông, công nghiệp chế biến – chế tạo, sản xuất – phân phối điện khí nước điều hòa. Pháp là nhà tài trợ Châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại Châu Á.

Trong vòng 10 năm qua, số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Pháp tăng khoảng 40%. Pháp là nơi có số lượng du học sinh Việt Nam lớn thứ ba trên thế giới.

Ngoài ra, hợp tác giữa các địa phương trở thành nét đặc thù riêng trong quan hệ Việt Nam – Pháp từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Đến nay, đã có trên 38 địa phương các cấp của Pháp và 18 tỉnh, thành phố Việt Nam tham gia hợp tác theo cơ chế này, với 240 dự án hợp tác phi tập trung giữa địa phương 02 nước, tập trung trong lĩnh vực y tế – giáo dục – bảo tồn di sản 6- cộng đồng Pháp ngữ – phát triển nông thôn 6- phát triển đô thị. Điển hình là TP.HCM kết nghĩa với thành phố Lyon và vùng Rhône – Alpes.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *