Ngày 15/07/2023, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM, phối hợp cùng Hội y học TP.HCM (HMA) và Liên chị hội tim mạch TP. HCM (HCA) tổ chức Hội nghị tim mạch Việt Nam – Ấn Độ, với chủ đề “Điều trị tối ưu bệnh lý tim mạch”.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến; với sự tham dự trực tiếp của 03 giáo sư, bác sĩ hàng đầu về tim mạch của Ấn Độ từ Hội Tim mạch Ấn Độ (CSI), hội nghị cũng chào đón sự tham dự của ông Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự Ấn Độ, GS. TS. BS Đặng Vạn Phước – Phó Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Tim mạch TP. HCM và PGS. TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam và Chủ tịch Hội Y Học Tp. HCM…hơn 150 các chuyên gia, bác sĩ và sinh viên y khoa Việt Nam trong lĩnh vực tim mạch. Hơn 200 khách Việt Nam và Ấn Độ quan tâm lãnh vực tim mạch cũng tham dự trực tuyến hội nghị này.
GS. TS. BS Đặng Vạn Phước, phát biểu khai mạc hội nghị đã chia sẻ: mục đích của hội nghị là để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong ngành tim mạch của Việt Nam và Ấn Độ. Hy vọng rằng qua cơ hội này; các bác sĩ, giáo sư và chuyên gia tim mạch học có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi về cách điều trị các bệnh lý về tim mạch một cách hiệu quả hơn.
GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước, PCT hội tim mach VN
Ông Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự Ấn Độ phát biểu tại hội nghị: sẽ mời Hội Y Học TP.HCM lên kế hoạch đào tạo y khoa liên tục (CME) trong các chủ đề lâm sàng khác nhau vì lợi ích của các bác sĩ trẻ của cả hai nước. Ông cũng mời các bác sĩ trẻ từ TP.HCM tham dự đào tạo về hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở y học Ấn Độ, quản lý đái tháo đường và phẫu thuật robot và nói rằng Tổng lãnh sự quán Ấn Độ sẽ hỗ trợ trong các vấn đề này.
Ông Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự Ấn Độ
PGS. TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam và Chủ tich Hội Y Học TP.HCM cho biết: bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành đang gia tăng cũng với lối sống không lành mạnh của xã hội hiện đại và sự lão hóa của dân chúng. Hiện nay, bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong và tại Việt Nam tỷ suất tử vong do tai biến mạch máu não được ghi nhận lã đã tăng đến 164,9/100.000 dân.
PSG.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phó chủ tịch tổng hội Y Học VN – Chủ tịch Hội Y Học TP.HCM
GS. BS. Partha Sarathi Banerjee – Trưởng Cố vấn về Tim mạch can thiệp và Cựu chủ tịch Hội Tim Mạch Ấn Độ trình bày về: điều trị tối ưu tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, phình động mạch chủ…là những bệnh đóng góp vào việc gây tăng huyết áp. Tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với việc quản lý tăng huyết áp khi nó giúp tích hợp các phép đo huyết áp (HA) với nhiều cảm biến cầm tay và điện thoại thông minh, để cho phép theo dõi HA một cách liên tục và thuận tiện.
Hội nghị cũng chào đón sự tham dự trực tuyến của GS. BS. Vijay Harikisan Bang – Cố vấn Danh dự về Tim mạch can thiệp và Chủ tịch Hội Tim Mạch Ấn Độ (CSI), trình bày về những thuận lợi và khó khăn của các phương pháp điều trị suy tim cập nhật mới nhất. Ông đưa ra một số lời khuyên về các xử lý các bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân suy tim bao gồm: quản lý thiếu máu, thiếu sắt; quản lý rối loạn giấc ngủ; quản lý tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.
TS. BS. Trương Phi Hùng – Phó Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM phát biểu tại hội nghị về chủ đề những điều cần lưu ý khi thực hành lâm sàn bệnh mạch vành. Ông tuyên bố rằng: nguy cơ thiếu máu cục bộ giảm đáng kể trong khi nguy cơ chảy máu tăng dần và giải thích rằng một số yếu tố liên quan đến việc tăng nguy cơ chảy máu sau PCI bao gồm: tuổi tác, bệnh đi kèm, xét nghiệm, CNS, tiền sử chảy máu và do điều trị.
TS. BS Trần Vũ Minh Thư – Trưởng khoa Tim mạch 02, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trao đổi tại hội thảo về ca lâm sàng suy tim, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành.
Mục đích của hội nghị là để các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của Ấn Độ và Việt Nam trình bày về các chủ đề mới; liên quan đến điều trị tối ưu các bệnh lý tim mạch trong thực hành y khoa như điều trị tối ưu tăng huyết áp, cập nhật điều trị suy tim, quản lý bệnh mạch vành trong thực hành lâm sàng…Nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các số liệu dịch tễ bệnh tật ở cả hai nước, từ đó tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các cơ sở y tế, bác sĩ, chuyên gia, chuyên gia tim mạch của Ấn Độ – Việt Nam cũng như để trao đổi kinh nghiệm giữa họ.
Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. HCM, Hội Y Học Tp. HCM và Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP.HCM cũng đã tổ chức thành công hội thảo trực tuyến kết hợp về quản lý bệnh đái tháo đường và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường vào ngày 27/03/2021, với sự tham gia trực tuyến của hơn 700 bác sĩ, chuyên gia đến từ Việt Nam.