Ngày 29/11/2023; tại TP.HCM – UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị hợp tác Đầu tư và Thương mại giữa tỉnh Đồng Tháp và doanh nghiệp Nhật Bản. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Việt Nam – Nhật Bản đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, qua đó các doanh nghiệp Nhật Bản có cơ hội tìm ra điểm mới tại tình Đồng Tháp để đầu tư.
Tại Hội nghị; Đồng Tháp đã giới thiệu đến các nhà đầu tư về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào tỉnh và các chủ trương lớn về phát triển kinh tế – xã hội, cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của Đồng Tháp.
Lê Quốc Phong – Bí thư tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội nghi và nhấn mạnh:
Đồng Tháp xác định đồng hành cùng doanh nghiệp là trách nhiệm và cam kết cao nhất của lãnh đạo và chính quyền các cấp. Chúng tôi đã chuẩn bị những điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nhanh chóng triển khai dự án với nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Tân Kiều, Tân Lập, Trường Xuân, Quảng Khánh, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp (với 02 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà) đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc triển khai thi công dự án.
Hạ tầng giao thông được tập trung thúc đẩy, hoàn thiện. Kim ngạch thương mại song phương của 02 nước năm 2022; đạt gần 50 tỷ USD, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 24,2 tỷ USD và nhập khẩu từ Nhật Bản 23,4 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư, là đối tác xuất khẩu và nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản liên tục là đối tác đầu tư và viện trợ ODA hàng đầu tại Việt Nam.
Đồng Tháp đang có gì?
Ông Trương Hòa Châu – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp đã giới thiệu về tiềm năng nông nghiệp của tỉnh, với các ngành hàng thế mạnh như: lúa gạo, cá tra, xoài, sen, hoa kiểng …Đồng Tháp là địa phương tiên phong triển khai nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, xây dựng “Làng thông minh”…Năng lực sản xuất lương thực của tỉnh là 6,6 triệu tấn/năm, sản phẩm sau gạo trên 30.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu lương thực năm 2022 đạt 201,76 triệu USD, sản phẩm sau gạo trên 17,44 triệu USD, thị trường chủ lực: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ.
Về dược phẩm: năng lực sản xuất 3.500 triệu viên/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 0,7 triệu USD. Năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi: 6,9 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 31,2 triệu USD. Năng lực sản xuất may mặc, giày da: đạt 99,53 triệu sản phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 173,4 triệu USD, các thị trường chủ lực: Mỹ, EU, Trung Quốc, Canada, Anh….Về chế biến thủy sản: là 700.000 tấn/năm; đối với collagen, progel, gelatin có năng lực sản xuất 3.000 tấn thành phẩm/năm; năng lực sản xuất dầu cá 173.900 tấn thành phẩm/năm.
Trong lĩnh vực nông nghiệp; Đồng Tháp kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo ở vùng sinh thái nước ngọt. Đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp; dự án đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành nông nghiệp của vùng và đầu tư dự án chế biến, bảo quản nông sản, phụ phẩm nông nghiệp.
Và một số lĩnh vực trọng tâm khác như: Công nghiệp chế biến, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; giáo dục (đào tạo nhân lực theo hình thức đưa thực tập sinh sang Nhật làm việc và tiếp cận kiến thức, kỹ năng làm nông, mô hình trường cấp 03 nông nghiệp, xây dựng các Trung tâm thương mại, du lịch nông nghiệp…
Các đơn vị Nhật Bản cần gì?
Ông Ono Masuo – Tổng Lãnh sự Nhật Bảntại TP.HCM nêu ý kiến: Việt Nam là điểm đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Nhật Bản sau Hoa Kỳ nhưng hiện tại các doanh nghiệp Nhật Bản còn lo ngại về thủ tục hành chánh, nếu tình Đồng Tháp đặt ngay tại UBND tỉnh văn phòng tiếp nhà đầu tư nước ngoài thì các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ nắm bắt kịp cơ hội đầu tư. Nhưng, qua hội nghị này tin rằng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ biết nhiều về tỉnh Đồng Tháp.
Trưởng đại diện – Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản – JETRO, cho biết: từ tháng 08/2023, đồng Yên của Nhật Bản tụt giảm dẫn đến việc đầu tư cũng giảm theo nhưng khu vực miền Nam – Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp là tỉnh đầu tư cao nhất so với khu vực miền Bắc. Vào năm 2024, tôi cho rằng sẽ tăng vọt…
Đại diện Cư trú Nhật Bản – VP Phía Nam chia sẻ: Việt Nam thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam là do chính sách đầu tư ổn định, có nhiều ngành phát triển, thu hút đầu tư một cách cạnh tranh. Tại TP.HCM có cảng, gần cảng Cái Mép Thị Vải, cận cảng Campuchia…tại tỉnh Đồng Tháp có nhiều dặc sản trái cây, thuỷ sản…bên cạnh là các nhà máy chế biến gia công sẽ là những điểm sáng để thu hút đầu tư trong tương lai. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM, có đến 1.053 doanh nghiệp đầu tư tại phía Nam, đứng thư ba các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trên thế giới. Hiện tại, các doanh nghiệp đang dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc và họ muốn đi tìm thị trường mới, tôi thấy có rất ít doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp. Để thu hút doanh nghiệp Nhật Bản, Đồng Tháp cần có 02 yếu tố quan trọng là: có cảng biển, sân bay, liên kết với các thành phố lớn. Có chiến lược về nguồn nhân lực, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao – nhân lực cấp quản lý.
Có một số doanh nghiệp Nhật Bản tại hội nghị đã quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp hữu cơ, vì hiện tại xoài cát Chu ở Đồng Tháp rất được ưa chuộng tại Nhật Bản nhưng trong thời gia qua vẫn sản xuất theo lối truyền thống, Đồng Tháp đang tìm định hướng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã đề cập đến việc phát triển ngành cơ khí với các tỉnh như thế nào? Để phát triển ngành gia công chế tạo máy tại tỉnh Đồng Tháp và việc đào tạo giáo dục về lĩnh vực cơ khí máy móc như thế nào?
Ngoài ra các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề cập đến việc tìm đơn hàng gia công sò điệp – gia công chế biến sò điệp…
Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: tỉnh Đồng Tháp trân trọng tiếp thu ý kiến của Ngài Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, các tổ chức quốc tế và ý kiến đóng góp, tư vấn của các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp tại hội nghị và mong muốn tiếp tục nhận được đặt hàng, phản hồi của các nhà đầu tư Nhật Bản trong thời gian tới. Với ý chí và quyết tâm trong thu hút đầu tư, cùng quan điểm nhất quán xem nguồn lực từ xã hội là quan trọng, là “đột phá” trong phát triển kinh tế, Đồng Tháp đã và đang tiếp tục hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, mạng lưới giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, chuẩn bị nguồn lao động trẻ dồi dào – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết thêm. Tỉnh Đồng Tháp luôn xem thành công từ các dự án đầu tư của các bạn cũng chính là thành công của Đồng Tháp.