Vì thế mà TP.HCM đã chọn ra mô hình y học cổ truyền gắn kết với du lịch TP.HCM; giới thiệu trong Ngày hội du lịch của TP.HCM lần thứ 18, năm 2022. Đến với tọa đàm y học cổ truyền, sức hấp dẫn dành cho khách du lịch địa phương và nước ngoài.
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Tân Khoa – Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM đã có những chia sẻ thú vị tại buổi talk show về giá trị sức khỏe mà y học truyền truyền mang đến cho khách du lịch:
Y học cổ truyền được ưa chuộng vì nó mang tính thân thiện, bởi cách chăm sóc như: xoa bóp, châm cứu, dưỡng sinh… phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền rất tốt cho khách du lịch. Đứng ở góc độ của một nhà quản lý, tôi thấy việc kết hợp giữa y tế với du lịch sẽ phát huy được sức mạnh của ngành du lịch cũng như ngành y tế của TP.HCM, trong công tác khám – điều trị cho du khách và mở rộng cho người dân. Với lĩnh vực y học cổ truyền, có nhiều lợi ích và là một thế mạnh trong du lịch kết hợp với y tế. Vì trong ngành y học cổ truyền có nhiều điểm để chúng tôi phát huy, khai thác cho có hiệu quả, những câu chuyện về văn hóa y học cổ truyền, câu chuyện về những thầy thuốc, bài thuốc, địa danh thuốc của Việt Nam… Khó nơi nào có được khi phát triển y tế theo y học cổ truyền kết hợp với du lịch.
Chúng ta có một nguồn dược liệu hết sức phong phú, gần gũi với người dân, an toàn… Qua sự đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp, sản phẩm đã có hiệu quả chất lượng trong điều trị, góp phần cung cấp cho khách du lịch nói riêng và người dân nói chung. Trong y học cổ truyền; xoa bóp, bấm huyệt rõ ràng là thế mạnh riêng, nếu bấm huyệt bằng kỹ thuật lên cơ thể thông qua y học cổ truyền sẽ giúp cho bệnh nhân có một quá trình tự phục hồi, mang lại một cảm giác sảng khoái dễ chịu, bớt đi những đau nhức mệt mỏi sau hành trình du lịch.
Vấn đề còn lại là y học cổ truyền tiếp cận như thế nào? Để chúng ta cung cấp dịch vụ này cho khách du lịch, trong y học cổ truyền có nhiều kỹ thuật, đơn giản nhất là ấn huyệt làm mềm cơ hoặc những tác dụng kỹ thuật cao như: tác dụng của việc điều trị cấy chỉ, thủy châm… Làm sao liên kết với Công ty du lịch, để họ xây dựng tour cung cấp cho du khách, câu chuyện còn lại là chúng ta phối hợp như thế nào để có nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Bác sĩ Chuyên khoa II. Hà Thị Hồng Linh – Phó giám đốc Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TPHCM chia sẻ về: ứng dụng y học cổ truyền trong làm đẹp thẩm mỹ, thông qua kỹ thuật cấy chỉ trong chăm sóc da và làm đẹp dành cho khách du lịch.
Qua thời gian làn da của chúng ta bị lão hóa, xuất hiện nếp nhăn hay triệu chứng khác. Biểu hiện của làn da nói lên vấn đề sức khỏe của chúng ta, màu làn da xấu không do tác động của môi trường mà còn do thay đổi bên trong cơ thể con người, thay đổi tạng… y học cổ truyền có phương pháp cấy chỉ, đơn thuần là một kỹ thuật vật lý trị liệu nâng cơ bằng kỹ thuật vật lý. Y học cổ truyền điều trị, với nhiều dược liệu như dùng cao thảo dược: cao bí đao, mặt nạ, cao tía tô; sử dụng máy hiện đại cấy chỉ vào vùng cơ mà còn cấy vào vùng huyện, từ đó kích thích tác dụng toàn thân. Hoặc dùng collagen tại chỗ nuôi dưỡng da, làm cho da sáng hơn, mình hơn…Phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc y học cổ truyền trong điều trị chăm sóc da “khỏe trong đẹp ngoài”.
Trên thế giới không phải là loại hình mới, trên thực tế du lịch y tế đã bùng nổ khoảng 10 năm trở lại đây, ước tính có đến 14 – 16 triệu người đã lựa chọn và sử dụng dịch vụ du lịch y tế từ năm 2017 và chi phí trung bình của một lần điều trị khoảng 3.800$ – 6.000$. Theo thống kê năm 2019 của Global Market Insights, quy mô thị trường du lịch y tế được định giá 19 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến sẽ tăng 6,5% từ năm 2019 đến năm 2025, đạt mức 30 tỷ USD năm 2025. Hiện nay, Châu Á và Bắc Mỹ đang nổi lên là khu vực tiềm năng cho du lịch y tế bởi sự cạnh tranh về giá cả. So với Mỹ thì Ấn Độ cung cấp các dịch vụ về du lịch y tế với chi phí thấp hơn 20%, Thái Lan thấp hơn 30%.
Trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu về du lịch y tế năm 2019 gồm: Ấn Độ, Brazil, Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Costa Rica, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Ba điểm đến hàng đầu của du lịch y tế tại Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Còn Việt Nam thì sao? Chúng ta chưa thể cạnh tranh một sớm một chiều với các nước về y tế du lịch nhưng chúng ta đã bỏ ngỏ tiềm năng về du lịch y tế liên quan đến “y học cổ truyền”, với nhiều huyền thoại: Hải Thượng Lãn Ông, một phố thuốc bắc, những bài thuốc vị thuốc dân tộc quý giá… Đó là những câu chuyện hấp dẫn dẫn dụ du khách đến gần với ngành du lịch y tế thông qua y họ cổ truyền.
Và dưới đây là livestream chương trình tọa đàm, sáng ngày 15/5/2022