Ngày 14/12/2024; tại TP.HCM CLB Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã phối hợp cùng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia 2024, chủ đề “Đổi mới quản trị đại học trên cơ sở tự chủ đại học gắn liền với đảm bảo chất lượng”.
Đến tham dự hội thảo có GS.TS.Phùng Xuân Nhạ – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó GS.TS.Lê Huy Hoàng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Hiệp hội Các trường đại học – cao đẳng Việt Nam…
Hội thảo nhận được 70 tham luận từ hơn 40 đơn đại học, trường đại học trên địa bàn cả nước tham gia, tập trung vào các nội dung quan trọng như: Xu hướng quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục; Chuyển đổi số trong quản trị và đào tạo; Phát triển nguồn lực trong bối cảnh tự chủ; Chiến lược hợp tác quốc tế và phát triển bền vững trong giáo dục đại học.
Mục đích của hội thảo nhằm tạo cơ hội trao đổi giữa các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia và các nhà nghiên cứu về chiến lược quản trị đại học hiệu quả, tận dụng công nghệ số để nâng cao hiệu suất quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo. Hướng đến việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình quản trị tiên tiến, thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu.
Phát biểu đề dẫn khai mạc khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Trần Việt Anh – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cho biết: quá trình ĐH trên cơ sở tự chủ không chỉ lệ thuộc xu hướng rất nhiều, mà giải pháp quan trọng của các trường ĐH phải linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của dòng chảy xã hội, từ đó tối ưu hoá nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiêu cũng càn kết hợp chặc chẽ các yếu tố như: chuyển đổi số trong quản trị và giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, hợp tác quốc tế và phát triển chương trình đào tạo hướng tới sự bền vững, huy động và quản lý các nguồn lực một cách bền vững bền vững. Sau hơn nửa năm chuẩn bị, BTC đã nhận được gần 70 báo cáo có chất lượng của các đại biểu và các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục từ các đại học, trường đại học trên địa bàn cả nước tham gia. Hội thảo lần này đề cập đến chủ đề vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến thượng tầng kiến trúc và những nội dung thiết thực, cốt lõi nhất trong hoạt động của cơ sở giáo dục đại học trong thời gian qua, đó là tự chủ đại học – gắn với trách nhiệm giải trình và đảm bảo chất lượng.
Với tư các là diễn gia và phát biểu đề dẫn khai mạc tại hội thảo, GS.TS.Phùng Xuân Nhạ – Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu lên gợi ý cho thầy cô tham khảo chia sẻ nội dung thảo luận tại hội thảo, hướng tiếp theo sau hội thảo để thực hiện trọn vẹn những vấn đề đặt ra, đưa ra, để đưa các ý tưởng này trở thành hiện thực. Tôi đánh giá cao hoạt động của CLB Mạng lưới bảo đảm chất lượng GDĐH Việt Nam, vì đã mạnh dan đưa ra các chủ đề này để cùng nhau hội thảo hôm nay, từ góc nhìn của người từng làm điều hành quản trị ĐH.
Còn trong bài tham luận của GS.TS.Phùng Xuân Nhạ đã nêu lên 04 vấn để cụ thể như: Thứ nhất, xác định rõ định hướng mô hình và chiến lược phát triển của trường đại học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.Thứ hai, xây dựng hệ thống quản trị vận hành hiệu quả thông qua hệ thống các văn bản, tài liệu đồng bộ, tinh gọn. Thứ ba, đào tạo cán bộ giảng viên hiểu rõ, và có tinh thần đồng thuận thực hiện các mục tiêu chiến lược của trường đại học theo mô hình phát triển. Thứ tư, xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhằm xây dựng đội ngũ chất lượng.
Hội thảo diễn ra 02 phiên thảo luận:
Phiên thứ nhất: nói về chủ đề “Đổi mới, tự chủ đại học và quản trị trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế”; với các báo về: Quá trình tự chủ đại học ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp của TS.Nguyễn Thị Thu Hà – Trường ĐH Công nghệ GTVT. Chất lượng Giáo dục và Sự thay đổi: thách thức và cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa của TS.Nguyễn Minh Huyền Trang – Phó trưởng BCTSV ĐHQG TP.HCM.
Phiên thức hai: Có chủ đề “Phát triển bền vững trong giáo dục đại học: vai trò của quản trị và đảm bảo chất lượng”; với các báo cáovề: Giáo dục hệ sinh thái khởi nghiệp ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên của PGS.TS. Trần Văn Hưng – Phó hiệu trưởngTrường ĐH Hùng VươngTP.HCM. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo sau đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội của TS.Hoàng Thị Hương – Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Tại 02 phiên thảo luận; do GS.TSKhoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm CLB mạng lưới bảo đảm chất lượng GDĐH VN và GS.TS.Phạm Thành Huy _ Hiệu trưởngTtrường ĐH Phenikaa chủ trì.
Tổng kết ý kiến trao đổi tại hội thảo, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đánh giá: “Tự chủ đại học theo Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, nếu thực hiện tốt, đúng và đầy đủ, thực sự có thể ví như “khoán 100” với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Nếu biết tận dụng và phát huy tốt để cộng hưởng, phát huy những thế mạnh và tiềm năng, giáo dục đại học Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc trong thời gian tới”.
PGS.TS.Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH&CĐ Việt Nam đánh giá rất cao hoạt động và vai trò dẫn dắt của CLB và khẳng định: hội thảo này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thúc đẩy nhận thức và tư duy, hành động, đến quá trình phát triển biện chứng trong quá trình tự chủ đại học ở Việt Nam. Vai trò của CLB trong việc phản biện và tư vấn xây dựng các chính sách liên quan đến đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
Các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo sẽ là những nội dung quan trọng, có cơ sở khoa học và thực tiễn để sửa Luật GDĐH và các nghị định liên quan đến GDĐH và tự chủ đại học trong thời gian tới.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thống nhất đề xuất 04 nội dung, chủ đề hoạt động của CLB trong năm 2025 như sau: Đào tạo nguồn nhân lực các lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam, triển khai đào tạo STEM, ứng dụng AI trong GDĐH, Xây dựng các tiêu chí độc lập của CLB – Hiệp hội cho hoạt động kiểm định và đánh giá chất lượng các cơ sở GDĐH cũng như các chương trình đào tạo bậc đại học, sau đại học ở Viêt Nam trong bối cảnh AI và CMCN 4.0 phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay.