Ngành công an mong muốn nâng cao ý thức về công tác PCCC và cứu nạn – cứu hộ đối với cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao của thành phố; tăng cường khả năng thường trực, sẵn sàng ứng phó, xử lý các tình huống chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng, phương tiện tại chỗ.
Phó Giám đốc Công an TP.HCM Nguyễn Thanh Hưởng nhìn nhận tại Chương trình diễn tập phương án xử lý tình huống cháy, nổ và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Thành phố năm 2024 vào sáng nay 4/10/2024.
Địa điểm diễn tập tại tòa nhà MPlaza Saigon, Q.1.
Công an TP.HCM tổ chức Diễn tập phương án xử lý tình huống cháy, nổ và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ với hơn 1.450 người và hơn 100 phương tiện cơ giới các loại cùng tham gia.
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) (4/10/1961 – 4/10/2024) và hưởng ứng Ngày Toàn dân phòng cháy và chữa cháy (4/10/1996 – 4/10/2024).
Ngay khi được báo có đám cháy, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ đã có mặt tại hiện trường.
Cuộc diễn tập PCCC được giả định tình huống: vào lúc 9 giờ 00 phút, ngày 4/10, bất ngờ một ô tô đậu tại tầng hầm B2 – Tòa nhà MPlaza Saigon bị rò rĩ nhiên liệu gặp do sự cố chạm chập điện bên trong xe gây cháy.
Do chất cháy là nhiên liệu xăng nên bức xạ nhiệt rất lớn dẫn đến cháy lan truyền rất nhanh sang các phương tiện đậu liền kề, hình thành đám cháy lớn.
Người dân được lệnh di tản khỏi tòa nha khi phát hiện có đám cháy tại khu vực tầng hầm của tòa nhà.
Các lực lượng nhanh chóng triển khai các phương án chữa cháy và cứu nạn.
Tại tầng B2, lửa lan nhanh, khói càng lúc càng dữ dội, tràn ngập khắp nơi và tuôn ngùn ngụt lên mặt đất.
Sự kiện có sự tham gia của 15 cơ quan, đơn vị thuộc UBND Thành phố với 1.450 người và hơn 100 phương tiện cơ giới các loại phục vụ công tác chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, tổ chức cứu người và hướng dẫn thoát nạn cho người đang làm việc trong tòa nhà.
Cùng lúc này, trên tầng 10 của tòa nhà cũng xảy ra sự cố cháy do chập điện.
Thang nâng cứu hộ lập tức tiếp cận hiện trường, đưa người dân bị mắc kẹt ra goài.
Lực lượng cứu hộ tiến hành cấp cứu người bị ngộp khói.
Những người bị thương được di chuyển về lán sơ cứu.
Đội y tế đưa người bị thương nặng về bệnh viện cứu chữa.
Khi phát hiện sự cố cháy, nổ, người có mặt tại hiện trường nhanh chóng báo ngay cho các lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH (Số điện thoại 114) và báo cho chính quyền địa phương sở tại và cơ quan Công an trên địa bàn Q. 1, và Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07), Công an TP.HCM (đơn vị trực tiếp quản lý theo dõi công tác PCCC&CNCH).
Đồng thời, triển khai ngay các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hướng dẫn thoát nạn cho toàn bộ cán bộ, nhân viên, khách hàng… gần khu vực có sự cố cháy, nổ, tai nạn và các vị trí khác trong tòa nhà đến vị trí tập kết an toàn.
Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo các đơn vị Sở, ban, ngành, lực lượng Bộ Tư lệnh Thành phố… phối hợp với Công an Thành phố điều động lực lượng, phương tiện đến hiện trường tham gia phối hợp cứu chữa và tổ chức công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có hiệu quả, khống chế đám cháy nhanh nhất và xử lý cứu nạn, cứu hộ kịp thời.
Ở góc khác, lực lượng cảnh sát PCCC gấp rút đấu nối hệ thống nước với vòi rồng để chữa cháy.
Lực lượng công an dùng xe thang tiếp cận từ trên cao để chữa cháy và giải cứu nhiều người mắc kẹt ở các tầng cao.
Các phương tiện chữa cháy tiếp cận khu vực cháy.
Lực lượng chức năng phải sử dụng vòi rồng để chữa cháy nhằm tránh gây cháy lan.
Với sự phối hợp các tổ chữa cháy và cứu nạn, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Lãnh đạo TP và Bộ Công an, Công an TP.HCM tặng hoa chúc mừng các đơn vị tham gia diễn tập.
Kết thúc buổi diễn tập, ông Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho biết, cuộc diễn tập đã diễn ra thành công tốt đẹp. Thông qua cuộc diễn tập, ngành công an mong muốn nâng cao ý thức về công tác PCCC và CNCH đối với cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao của thành phố; tăng cường khả năng thường trực, sẵn sàng ứng phó, xử lý các tình huống chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng, phương tiện tại chỗ.
Ngoài ra, các đơn vị tham gia cũng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, công tác phối hợp tác chiến giữa lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với các lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn TP.HCM trong xử lý các tình huống cháy, nổ lớn; bảo đảm thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ”, ông Nguyễn Thanh Hưởng nhận định.
Nguồn: tapchidulich – Hữu Long