Diễn đàn Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Lào – Việt Nam 2024

Sáng ngày 27/12/2024; tại TP.HCM đã diễn ra “Diễn đàn Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Lào – Việt Nam 2024”, do UBND TP.HCM phối hợp với TLS Lào tổ chức.

Một trong những yếu tố quan trọng là xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng mạnh mẽ vào khu vực ASEAN, liên tục tăng và đạt 230 tỷ USD vào năm 2023. Các dự án đầu tư tư nhân trong và nước ngoài được phê duyệt ngày càng tăng, ở các lĩnh vực như: năng lượng điện,  khai thác khoáng sản,  dịch vụ, nông nghiệ…Những quốc gia đầu tư lớn nhất vào Lào là: Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.  

Phát biểu chào mừng tại diễn đàn, ông Văn Sỷ Kua Mua – Thứ trưởng Bộ VHTT & DL Lào chia sẻ: Chính phủ nước CHDCND Lào coi công trình xây dựng là một  trong quy hoạch của chính phủ về: nông nghiệp, lnghiệp và du lịch là ngành có thể là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của CHDCND Lào. Năm 2024; giá trị thương mại Lào – Việt, tăng gấp đôi trong 9 tháng năm 2024, xuất khẩu từ Việt Nam đạt 49,9 triệu USD, tăng 03% so với năm 2023. Việc mở rộng dự án xây dựng quy mô lớn, có Công ty TNHH Khai khoáng Việt Nam là chủ đầu tư dự án khai thác, chế biến than và quặng sắt.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện tại Lào, hiện tại có tổng cộng 27 dự án, trong đó các dự án đã hoàn thành và đã bán điện cho Việt Nam gồm: 02 dự án  là Xekhaman 01 và dự án Xekhaman 03 và dự án ký kết hợp đồng nhượng quyền và đang tiến hành xây dựng (CA) có 04 dự án; đang trong giai đoạn thực hiện thỏa thuận phát triển dự án (PDA): 11 dự án thực hiện biên bản ghi nhớ – MOU là 10 dự án.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: TP.HCM, với vai trò là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, luôn coi trọng việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu với các địa phương của Lào. Trong những năm qua, các doanh nghiệp từ hai bên đã đạt nhiều kết quả tích cực trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, dư địa phát triển hợp tác vẫn còn rất lớn và có thể khai thác sâu hơn. Diễn đàn hôm nay là một cơ hội quý báu để các doanh nghiệp Việt Nam và Lào tăng cường kết nối, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời khởi đầu nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư mới. Chúng tôi tin rằng những thỏa thuận được tạo ra từ diễn đàn sẽ là bậc thang quan trọng để hai nước chúng ta khai thác tối đa tiềm năng và thắt chặt mối quan hệ đồng minh hợp tác.

Ông Phaophongsavath Phouvong -Trưởng phòng, Cục XTĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết: đây là diễn đàn quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của 02 quốc gia đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác nhân dịp kỷ niệm 47 năm (18/7/1977 – 18/7/2024) và 62 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Lào – Việt Nam (5/9/1962 – 5/9/2024). Tại diễn đàn lần này về phía Lào sẽ trình bày 03 nội dung chính như: tình hình đầu tư trong thời gian qua, chính sách xúc tiến đầu tư, các lĩnh vực nổi bật thu hút đầu tư. Từ năm 2021 đến nay; tổng giá trị phê duyệt đầu tư đối với hoạt động nhượng quyền và kiểm soát được Trung tâm Chấp thuận Đầu tư phê duyệt đạt hơn 9 tỷ USD, bao gồm 518 dự án. Năm 2023; giá trị FDI của Lào đạt 04 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với mức đầu tư 2,3 tỷ USD trong năm 2022. Hiện nay; Việt Nam đầu tư vào Lào, tổng cộng là 417 dự án, với tổng giá trị được phê duyệt hơn 4,9 tỷ USD. Các dự án đầu tư 100% vốn Việt Nam chiếm 4,6 tỷ USD. Phần lớn đầu tư vào nông nghiệp 680 triệu USD, năng lượng điện 980 triệu USD, khai thác khoáng sản 1,040 triệu USD, dịch vụ khác 02 tỷ USD. Chính phủ nước CHDCND Lào đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư từ lĩnh vực tư nhân trong và ngoài nước. Chính phủ đã ban hành nhiều bộ Luật và chính sách nhằm xúc tiến và quản lý đầu tư tư nhân, bằng cách công bố Luật Xúc tiến Đầu tư lần đầu tiên vào năm 1988, tiếp tục sửa đổi và cải thiện qua 04 lần, gần đây nhất là vào năm 2024.

Những năm gần đây, TPHCM là điểm đến của 122 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, là điểm sáng thu hút đầu tư của khu vực. Tính đến ngày 30/11/2024, số cấp mới và điều chỉnh dự án còn hiệu lực trên địa bàn là 13.499 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là hơn 58,45 tỷ USD. Giá trị vốn đầu tư nước ngoài, tính chung cấp mới và vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp đạt hơn 87,84 tỷ USD, dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước. Singapore, Nhật, Hàn, Đảo quốc Virgin là những nước có đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại TP.HCM. Các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đầu tư nhiều vào các lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ và thông tin và truyền thông.

Tại phiên thảo luận, doanh nghiệp 02 nước đã trao đổi kinh nghiệm trong kinh doanh cũng như những khát khao muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để đưa hàng hoá Lào sang thị trương Việt Nam.

Công ty TNHH Giải Pháp Phát Triển Thương Mại Bách Anh Hào (BAH Company); chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ thông minh cho nông nghiệp, đang tìm kiếm cơ hội kết nối và lan tỏa giải pháp này tại Lào, cũng như xuất khẩu các loại trái cây được trồng theo tiêu chuẩn SmartFarm vào thị trường Lào. Muốn biết Lào có chính sách hỗ trợ gì đối với các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như SmartFarm? Và liệu có tiềm năng hợp tác nào trong việc phát triển thị trường trái cây Việt Nam tại Lào?

Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Kinh doanh, chuyên nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực như: công nghệ tự động hóa, xử lý và tái tạo môi trường, chuyển giao công nghệ, và tổ chức hội thảo chuyên môn. Mong muốn mở rộng hợp tác tại Lào trong các lĩnh vực: giải pháp xử lý chất thải và tái tạo môi trường bền vững. Chính phủ Lào có chính sách hoặc ưu đãi nào trong lĩnh vực công nghệ cao và xử lý môi trường? Đâu là những lĩnh vực công nghệ mà Lào ưu tiên phát triển trong giai đoạn sắp tới để chúng tôi có thể tham gia và hỗ trợ hiệu quả?

Trung Tâm Dịch Vụ Nông Nghiệp Huyện Sơn Tây, Tỉnh Quảng Ngãi chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, muốn biết ngành nào tại Lào hiện đang có tiềm năng lớn nhất cho các nhà đầu tư Việt Nam trong năm 2025 và những năm tới? Chính sách ưu đãi cụ thể nào dành cho doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam, trong lĩnh vực Nông nghiệp? Chính phủ Lào có kế hoạch hoặc cơ chế nào để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và Lào kết nối và hợp tác hiệu quả hơn?

Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Không Kim Nam Anh là doanh nghiệp lữ hành quốc tế với 17 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ hàng không, du lịch trong và ngoài nước, bao gồm Visa/E-Visa, Passport, Vé máy bay, đặt phòng khách sạn, Combo du lịch, tổ chức các Tour chất lượng với mức giá cạnh tranh. Hiện tại, giá vé máy bay đến Lào đang ở mức khá cao, gây ra những hạn chế nhất định cho việc thúc đẩy ngành du lịch giữa hai nước. Xin hỏi: Chính phủ Lào có kế hoạch hoặc chính sách nào để hợp tác với các hãng hàng không, mở các đường bay giá rẻ giữa Việt Nam và Lào nhằm kích cầu du lịch không? Làm thế nào để các doanh nghiệp lữ hành và hàng không Việt Nam có thể phối hợp hiệu quả với các đối tác tại Lào để thúc đẩy hoạt động du lịch song phương?

Ông Võ Văn Hoan nhận định về quan hệ thương mại giữa Lào và TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung: doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng đi qua Canada, Úc, Nhật Bản Hàn Quốc…có thể thấy lạc lõng xa lạ nhưng làm XTTM sang Lào, Campuchia, Thái Lan; sẽ thấy những nước này gần gũi hơn, chúng ta tìm được nhiều sự tương đồng, điều kiện và phong cách sống giống nhau. Với vai trò Lãnh đạo đại diện UBND TP.HCM, tôi muốn lắng nghe: tại sao trong nhiều năm hoạt động XTTM – ĐT giữa Việt Nam – TP.HCM và Lào chưa phát triển mạnh mẽ? Có thể chúng ta chưa hiểu nhau, tức là chúng ta chưa lui tới với nhau nhiều để gần gũi và chia sẻ. Khoảng cách địa lý của chúng không dài như châu Âu – châu Mỹ. Các câu hỏi, đa phần là của doanh nghiệp TP.HCM, muốn đầu tư vào Lào một cách quyết liệt và doanh nghiệp Lào muốn hàng hoá của mình thâm nhập vào chợ truyền thống, siêu thị…của Việt Nam, trước khi tìm hiểu về chinh sách của chính quyền sở tại thì doanh nghiệp phải gặp nhau. Tiêu biểu là thương hiệu Đào Coffee đã liên hệ với MM Mega Market đưa được cà phê Lào vào siêu thị, đây là điều mà các doanh nghiệp khác của Lào nên tìm hiểu thêm cách làm của Đào Coffee. Đây là quá trình không thể ngán ngày được nhưng cho thấy doanh nghiệp Lào có thể làm được.

Tiềm năng hợp tác giữa TP.HCM và Lào vẫn còn rất lớn; để phát huy hết các cơ hội và tiềm năng, ông Đi Khắc Huy – Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM đưa ra một số định hướng phát triển hợp tác giữa TP.HCM và Lào trong thời gian tới ở các lĩnh vực như:

1.Tăng cường đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản. Phấn đấu thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm Thương mại – Du lịch tại Viêng Chăn và TP.HCM trong thời gian sớm nhất.

2. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

3. Phát triển hợp tác du lịch và trao đổi văn hóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *