Ngày 24/9/2024 – Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Xanh với chủ đề “Giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp: từ nhà máy đến khu công nghiệp và cảng biển”. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy các giải pháp logistics bền vững, đồng hành cùng chiến lược phát triển kinh tế xanh và bền vững của TP.HCM.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Cao Thị Phi Vân – Phó Giám đốc ITPC cho biết: cách đây 10 ngày, TP.HCM đã ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Giai đoạn 2024 – 2030 nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, TP.HCM hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Với kế hoạch này – TP.HCM đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ chính bao gồm: tài chính xanh, nhân lực chất lượng cao, kết nối xanh, năng lượng xanh, nước sạch và tuần hoàn nước, tuần hoàn vật liệu, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, tòa nhà xanh và tiết kiệm năng lượng, khởi nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo xanh, mảng xanh đô thị và nông nghiệp xanh, hệ sinh thái Cần Giờ xanh. Đều là những nhiệm vụ cấp thiết giúp thúc đẩy nền kinh tế của TP.HCM theo hướng bền vững và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.
Một trong những ưu thế của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế là việc tham gia nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Các hiệp định này đặt ra yêu cầu cao về quy trình sản xuất với tiêu chí năng lượng xanh và nguyên liệu sạch, tạo ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong việc đổi mới quy trình sản xuất và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về bền vững.
Hiện tại; TP.HCM có hơn 400.000 doanh nghiệp trong đó có gần 20.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là địa phương có lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước, thu ngân sách lớn nhất cả nước. Sự chuyển đổi xanh của doanh nghiệp, thành công của doanh nghiệp là góp phần vào thành công chung của TP.HCM.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Xanh, các diễn giả trình bày các chủ đề quan trọng về logistics bền vững và phát triển công nghiệp xanh.
Ông Nguyễn Tuấn Phát – Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chhia sẻ: EuroCham đưa ra 02 thông điệp về vấn đề này, thông điệp chính là Quỹ đầu tư xanh giữa Châu Âu và các quốc gia và Chuyển đổi xanh toàn cầu. Quỹ sẽ chi 56 triệu USD dành cho các quốc gia Châu Á về đầu tư xanh. Quỹ đầu tư này sẽ tập trung thông qua chính quyền và doanh nghiệp công của địa phương, thuộc mảng logistics và khả năng tiếp cận vốn vay của địa phương. Có 06 nhóm công tác: điện gió ngoài khơi, TT…
Ths. Cao Minh Nghĩa – Phó Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế, Viện NCPT TP.HCM cho biết: Logistics xanh là hoạt động logistics hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Với 05 nội dung xanh hoá: hoạt động đóng gói, kho bãi, thông tin, vận tải và logistics ngược. Từ phía Nhà nước sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy việc áp dụng CNTT; xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm xanh hóa hoạt động logistics; hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động logistics xanh; ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển logistics xanh, đặc biệt là các DNVVN; xây dựng Bộ tiêu chí đo lường mức độ phát triển logixtics xanh hay chỉ số năng lực phát triển logistics xanh.Doanh nghiệp cũng rất cần: xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược phát triển logistics xanh; kiểm soát logistics xanh ngay tại kho; cải tiến chất lượng phương tiện vận tải; triển khai công nghệ và công nghệ thông tin tiên tiến; tận dụng các ưu đãi của Nhà nước; hợp tác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.
Bà Catherine Trần – Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Leong Lee đưa ra vấn đề “Hiệu quả từ công nghệ và các giải pháp tích hợp”: hơn 1⁄2 trong tổng số 2.000 Công ty niêm yết, 500 GW điện năng lượng tái tạo được đưa vào sử dụng. Tập đoàn LEGO phát sinh từ các hoạt động bên ngoài công ty, chủ yếu từ các nhà cung cấp cung cấp và giao nguyên vật liệu, máy móc, sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sản phẩm của họ. Biến đổi khí hậu đã gây ra thời tiết khắc nghiệt. Cơn bão lớn tại miền Bắc Việt Nam đã gây ra vô số thiệt hại, đó là cơn bão Yagi Typhoon. Vì vậy, các quốc gia cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang Xanh để đáp ứng các mục tiêu khí hậu. Phù hợp với mục tiêu bền vững là đạt được Net Zero vào năm 2050, năng lượng tái tạo và EV sẽ tạo nên giá cả phải chăng hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Tiếp tục đổi mới trong công nghệ năng lượng mặt trời và lưu trữ sẽ cải thiện khả năng mở rộng là chiến lược tốt trong biến đổi xanh.
Ông Terry Tan – Giám đốc Công ty Sunny Auto đưa ra giải pháp logistics xanh: vốn là người Singapore làm việc tại Việt Nam từ năm 2011, tham gia vào thị trường năng lượng tại Việt Nam trong 10 năm qua và là Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Các Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam. Ông Terry Tan cho biếi; Sunny Auto phát triển như một nhà cung cấp giải pháp tiên phong trong lĩnh vực vận tải và thiết bị, chuyên phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp và logistics, với cam kết kiên định: cải tiến, bền vững, dịch vụ tuyệt vời. Và trở thành đơn vị dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện với các giải pháp giao thông hiệu quả, thân thiện với môi trường và dễ tiếp cận, chúng tôi mong muốn tạo ra một tương lai bền vững cho tất cả mọi người. Xe tải điện phát ra 54% ít CO2 hơn, xe tải điện đem lại 7- -80% chi phí nhiên liệu so với xăng, xe tải điện đem lại 30 – 50% cắt giảm torng chí phí bảo dưỡng – ít bộ phận chuyển động hơn và không cần thay dầu.
Với 03 phiên thảo luận:
Nhiều vấn đề đã đặt ra như: lợi ích và thách thức của việc triển khai các giải pháp logistics bền vững, năng lượng mặt trời áp mái, bộ pin lưu trữ và trạm sạc, chính sách hỗ trợ từ chính phủ, bài học thực tiễn từ các dự án hiện tại, đóng góp vào giảm phát thải và biến đổi khí hậu. Định hướng giảm thiểu carbon trong Logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam, chuyển đổi xanh ở các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững ở Việt Nam, thực tế chuyển đổi tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, Thực tiễn chuyển đổi công nghiệp cho phát triển bền vững trong tương lai.
Ở phần trao đổi, các diễn giả đưa ra 04 lĩnh vực cho logistics xanh như: cần có chiến lược thực thi, quản lý và vận hành chuỗi cung ứng một cách tốt nhất. Cơ hội dành cho DNVN tiệm cận với chuỗi cung ứng toàn cầu cho sự chuyển đổi sang năng lượng xanh cho doanh nghiệp. Nhưng, chính sách chưa thực thi thống nhất trên toàn quốc. Chuyển đổi xanh, lợi ich là chắc chắn, vì nó mang nhiều lợi ích cho năng lượng và môi trường.
Chúng ta có tư duy đúng trong vận hành xe tải điện – xe điện trong quá trình vận tải hàng hoá trong hệ thống logistics của doanh nghiệp. Chúng ta không thể bỏ qua giải pháp xanh, thì doanh nghiệp chúng ta bị loại ngay. Chúng ta thực hiện nhanh như thế nào? Lợi nhuận phải đi cùng với mục đích và mục tiêu.
Các nhà máy rất lo ngại đến pháp lý tại VN để thị thực việc sử dung xe tải điện và xe điện tại khu vực nhà máy, chúng tôi đang nổ lực trong sản suất – kinh doanh nhưng phải thay đổi vận hành? Vì vậy cần hỗ trợ của chính phủ.
Nếu nói đến giải pháp xanh, có thể nói VN là điểm đến đáng được đầu tư xanh, chúng ta cần giải pháp xanh và thay đổi, không thì không tồn tại như thương hiệu phim Kodak, thương hiệu Nokia…Điều này cần có sự hỗ trợ của chính phủ, chương trình khuyến khích có quan trong không?
Thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp Xanh, ITPC hy vọng có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng tham gia vào hành trình chuyển đổi logistics bền vững, từ nhà máy, khu công nghiệp đến cảng biển, góp phần vào sự phát triển bền vững của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trong thời gian qua, TP.HCM đã lồng ghép thông điệp phát triển bền vững vào các chương trình hành động của doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 04 năm 2023, với chủ đề “Tăng trưởng xanh – Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0” và Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 05 năm 2024, với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh: Trung tâm của sự hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững”.