Dự kiến, vở diễn sẽ được phúc khảo trong tháng 11 và công diễn phục vụ công chúng từ tháng 12/2024, tại nhà hát Bến Thành.
Ngày 31/10/2024; Nhà hát kịch Idecaf đã có buổi họp báo ra mắt tác phẩm chính kịch cảm tác từ danh tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Dự án được đầu tư khá quy mô, hứa hẹn nhiều bất ngờ với dàn diễn viên tên tuổi như: Hồng Ánh, Thanh Thủy, Hoàng Trình, NSƯT Mỹ Duyên, Tuyền Mập, Đình Toàn, NSƯT Đại Nghĩa, cùng sự góp mặt đặc biệt của nghệ sĩ – Nhà giáo Ưu tú Diệu Đức…
Điều ấn tượng đầu tiên là màn lẫy Kiều của NSƯT Diệu Đức, trước vở diễn đã để lại cảm giác buồn, cảm thương cho gia đình Vương Ngoại, thương thay cho Thế thái Nhân sinh…
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau, Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng, Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen, Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh, Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng. Có nhà viên ngoại họ Vương..
Có thể nói; đây là buổi họp báo khá ấn tượng từ trước đến nay, bởi vì nó như một “talk show mini”, mà ở đó từng gương mặt nghệ sĩ, Họ nói lên cái nhìn mới về tác phẩm Truyện Kiều thông qua vở chính kịch mà Họ chuẩn bị ra mắt khán giả. Ở đó…Dưới bóng giai nhân, sẽ là nổi niềm của từng số phận mà chính Họ “đảm vai”, Họ sẽ diễn như thay lời muốn nói cho nhân vật theo dòng chảy của tư tưởng thời đại (!?). Dẫu chưa được xem trọn vẹn vở kịch nhưng cánh báo chí dường như cảm nhận rất hay và hoà lẫn nỗi lo về doanh thu, về đầu tư, về tư tưởng của tác phẩm, liệu có làm “sai lệch” so với nguyên gốc Truyện Kiều của Nguyễn Du mà trước đó nhiều tác giả đã từng dựng không?
Từ những điều lo lắng đó lại là một buổi diễn thuyết quá hay của tác giả – kiêm đạo diễn kịch bản “Dưới bóng giai nhân”, nhạc sĩ, nhà sản xuất và từng chi tiết bày tỏ của dàn diễn viên “có nghề” trên sân khấu, bỗng làm cho người nghe chạnh lòng. Vì sao? Vì sự tâm huyết của người làm nghề.
Ông Huỳnh Anh Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH Sân khấu – Nghệ thuật Thái Dương, đơn vị chủ quản của Nhà hát kịch Idecaf chia sẻ: chúng tôi tham vọng về một sân khâu kịch trong “thời kỳ mới”, khi nhắc về Idecaf, công chúng và giới chuyên môn. Nhắc tới Idecaf là nói về những vở diễn cũ được làm mới, hoặc những vở diễn mới nối dài từ những thành công cũ, cho dù đó là những thứ làm nên tên tuổi của Idecaf một thời. Điều Idecaf hướng tới là phải có thêm nhiều tác phẩm chính kịch đáng giá để dành tặng khán giả. Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt được coi là viên gạch đầu tiên, đặt nền móng củng cố lại chính kịch của Idecaf. Còn với Dưới Bóng Giai Nhân, chúng tôi tin rằng đây sẽ là vở diễn tạo thêm một khung vững chắc cho ngôi nhà nghệ thuật Idecaf.
Điều làm nên Dưới Bóng Giai Nhân là đạo diễn và diễn viên:
Tác giả – kiêm đạo diễn Quang Thảo vốn là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng ở Nhà hát Kịch Idecaf như: Quan Thích thích làm quan, Chiếc vòng gia bảo, cùng các tác phẩm trong chuỗi Ngày xửa ngày xưa như: Chuyện thần tiên xứ Phù Tang, Chúa tể muôn loài, Tề thiên đại thánh, Hoàng từ gầu và hạt đậu thần, An Ly và Thần băng giá… và mới đây là Huyền thoại mắt thần. Nói về sự ra đời của vở kịch Dưới bóng gia nhân, Quang Thảo tâm sự: Dưới bóng giai nhân đã được Quang Thảo thai nghén trong giai đoạn dịch Covid-19, vì thế mà nó rất khác, rất nhân sinh.
Quang Thảo:
Thị trường nghệ thuật diễn ra rất nhanh, rất nổi, bề nổi lại đôi khi là hành động đi ngược lại của chúng tôi, âm thầm len lõi vào tâm hồn khán giả. Đem tác phẩm không phải nguyên tác chiến đấu với tác phẩm dựa trên nguyên tác để khán giả cảm nhận cái nhìn mới về “nguyên tác cũ”, trong thời đại mới. Bởi vì, bây giờ mà quảng bá nột vở kịch đầy chính kịch, đầy nhân văn khó lắm. Từ khi chấp bút; Quang Thảo đã băn khoăn về tư tưởng gởi đến khán giả, vì giá trị tư tưởng Truuyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta xin phép không bàn đến. Khi đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy nhân vật Từ hải, Thúc Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư, Kiều, Đạm Tiên…lần lượt xuất hiện trong tác phẩm Truyện Kiều nhưng lại là những “lát cắt” rất nhỏ, xuất hiện không có nguyên nhân. Ví dụ như Đạm Tiên, chúng ta chỉ biết được đây là một ca kỷ, không có bộ bia và chỉ kể đến đó là dừng lại.
Còn Quang Thảo nghĩ ngược lại; muốn tự mình tìm hiểu theo cách suy diễn, Đạm Tiên là ai? Tại sao cụ Nguyễn Du chỉ dừng lại ở đây, không biết gốc gác Đạm Tiên ở đâu? Tại sao lại chết mồ hoang mã độc, phải chăng người xưa muốn gởi vào tác phẩm để răn dại đời sau: nếu chúng ta sống thiếu ý thức, chưa đúng với chuẩn mực xã hội, có khi chúng ta chết trong cô đơn như thế! Quang Thảo luôn trăn trở vì điều này, hay tại sao Hoạn Thư sống với Thúc Sinh như thế mà không có con? Quang Thảo nghĩ, họ phải có một cái gì đó (hay người đời ám chỉ cây độc không trái, gái độc không con), trắc trở của cuộc hôn nhân này. Đôi lúc tự hỏi với chính mình: Thuý Kiều lăn lộn trong dòng đời nhưng không có con? Có bao giờ chúng ta cùng đặt ra những dấu hỏi như thế không, phải chăng chuyện này là một vấn đề rất nhỏ, tác giả chỉ mượn chuyện của Thuý Kiều để nói về nhân sinh quan trong cuộc sống. Từ đó Quang Thảo tự tin, mình cũng có quyền, hay có chút suy tư mượn tác phẩm của cụ Nguyễn Du để ngược về quá khứ của nhân vật, để lý giải một lần, vì sao Hoạn Thự – Thuý Kiều không có người con nào, vì sao có một con người như Thúc Sinh…vì sao Thuý Kiều như thế mà phải chết ở sông Tiền Đường…Cái điều này làm cho Quang Thảo tin rằng: cụ Nguyễn Du đã để lại một khối tài sản, nếu chúng ta không biết tại sao mà như thế? Thì sẽ không có điều kiện khai thác tiếp trong giai đoạn đương thời của chúng ta, không thể để nó mai một. Không phải gìn giữ giá trị cũ, bọc vàng lại, chúng ta hãy ngắm nhìn tác phẩm Truyện Kiều một cách kỹ hơn để hiểu hết giá trị văn học từ đó…Sự cải biên, không phải là phủ nhận giá trị cũ, làm sai ý của người xưa, chúng ta tìm hiểu người xưa đã để lại tài sản đó có ngụ ý gì chăng? Quang Thảo dựng Dưới bóng giai nhân là muốn tìm hiểu góc khuất, để tìm ra những nguồn cơn về nhân vật rõ hơn.
Thanh Thuỷ: rất hạnh phúc khi nhận vai Hoạn Thư, vì có quá nhiều nhân vật, rất hay, vì Hoạn Thư không đơn giản là một nhân vật đanh đá, dữ dằn hay mưu mô xảo trá, không biết có phải Quang Thảo viết vai Hoạn Thư cho Thanh Thuỷ hay không nhưng khi đọc vai Hoạn Thư, Thanh thuỷ thấy rằng: chắc là để dành cho mình. Vì hỉ, nộ, ái, ố…đều có trong Hoạn Thư và rất đàn bà và nổi giận khi mình bị tước đi cái hạnh phúc, cướp đi người đàn ông mà mình đã một mực hy sinh tôn thờ. Đương nhiên, trong sự giận dữ đó và nếu có phản ứng cướp lại người đàn ông của mình rất là có lý.
Hồng Ánh: Dưới bóng giai nhân có 14 cảnh thì vai Kiều chiếm 11 cảnh. Với sân khấu trước đây cũng đã có những vai diễn rất hay nhưng mà vai diễn theo thể loại của đề tài này thì chưa bao giờ Hồng Ánh cảm nhận ra được. Chính máu nghề, sự khám phái vai Kiều của Dưới bóng giai nhân, ở đây nhân vật Kiều mới mẻ và mạnh mẽ, làm cho Hồng Ánh từ chối 03 dự án điện ảnh, Hồng Ánh nghĩ đây là vai diễn chưa bao giờ được chạm ngõ và thử sức.
Hoàng trinh: lâu lắm, Hoàng Trinh mới trở lại một dự án như Dưới bóng giai nhân, nhất định phả thành công, dù vai nhỏ cũng nhất định thành công. Vì tất cả các nhân vật đều hay, Hoàng Trinh cảm thấy tất cả các nhân vật đều hay.
Đại Nghĩa: đây là dự án khá lâu của Quang Thảo, mà Quảng Thảo đã từng ướm lời với Đại Nghĩa: nếu được mời đóng trong một tác phẩm Kiều thi Đình Nghĩa chọn vai nào? Đình Nghĩa trả lời là muốn đóng vai Hoạn Thư, cuối cùng Đại Nghĩa chọn vai Từ Hải. Có lẽ đây là vai rất khác biệt của Đại Nghĩa từ trước đến nay, vì khán giả quen Đại Nghĩa với vai hài hước, phản diện. Nay vào vai anh hùng như Từ Hải thì Đại Nghĩa sẽ như thế nào? Đây là vai rất ấn tượng trong hành trình làm diễn viên của Đại Nghĩa.
Đình Toàn: với Toàn, vai Hồ Tôn Hiến là một vai rất là khó, có quá nhiều thử thách và là lần đầu tiên bị chảo đảo vai diễn. Làm thế nào để có được cái lực để đẩy mình vào vai, quá khó, khiến Đìanh Toàn trăn trở nhiều, phải đọc lại kịch bản và nhìn qua cách diễn của các bạn…làm Đình Toàn suy nghĩ mình phải diễn như thế nào cho tròn vai.
Diệu Đức: từ một dịp tình cờ Quang Thảo nghe cô ngâm thơ nên giao cho Điệu Đức vai trò lẫy kiều, hát chầu văn, ngâm sa mạc, sau đó là…Mô Phât Ni sư Giác Duyên.
Chầu văn và ngâm Kiều, các chất liệu nghệ thuật đậm chất Việt được sử dụng, làm dà thêm hồn dân tộc cho vở diễn. Con số ấn tượng 14 màn trong vở kịch cũng khiến giới chuyên môn và khán giả thêm mong đợi ngày tận mắt thưởng thức, để thấy các thủ pháp nghệ thuật chuyển màn nà sẽ được đạo diễn Quang Thảo áp dụng.
Công danh cho rằngvai Thúc Sinh là vai khó nhưng cuối cùng thấy tất cả các nhân vật khác đều hay, trên sàn tập chỉ có thêm vào cáu tứ mới cho kịch bản, chứ không sửa đi điều gì.
Nếu Dưới Bóng Giai Nhân, Hồng Ánh vai Thúy Kiều thì Mỹ Duyên sẽ hóa thân thành Đạm Tiên – nhân vật được coi là bóng ma tiền kiếp, gương soi số phận của Kiều trong nguyên tác. Hoàng Trinh vào vai Lã Thị dù xuất hiện ít nhưng vai này cũng tạo ấn tượng và Hoàng Trinh cho biết “dù gì thì đàn ông cũng luôn làm khổ đàn bà”.
Vở kịch đang được đợi chờ:
Quang Thảo nói thêm: mọi thứ đều sẽ chuyển mình; bây giờ không chỉ là Quang Thảo của kịch thiếu nhi, sự trải nghiệm và lăn lộn trên khắp các sân khấu kịch Sài Gòn, đặc biệt là tại Idecaf này, tôi tự tin với ekip thực hiện Dưới Bóng Giai Nhân, cùng cộng sự và cả dàn diễn viên, nghệ sĩ thực lực mà Idecaf đang được cộng tác. Tôi tin là chúng tôi sẽ làm nên một Kiều rất khác, rất mới và đầy bất ngờ, một bữa tiệc nghệ thuật dâng tặng công chúng từ một Idecaf mới.
Nhạc sĩ Văn Tứ Quý, với vai trò làm từng track nhạc cho từng phân cảnh cũng sẽ tạo ra nhiều sự chờ đợi để “hiểu” thế nào trong từng track nhạc. Vì đạo diễn Quang Thảo cho biết là gần như 50% sự thành công của Dưới bóng giai nhân thuộc về âm nhạc, đây là một vở kịch có âm nhạc tương đối hoàn hảo. Còn tại buổi họp báo, đạo diễn Quang Thảo đã cho lộ diện một “track nhạc ở phân cảnh Thúc Sinh đánh cớ”, nghe có vẻ “lạ”, vì sự phối âm mang tính điện ảnh”.
Dưới bóng giai nhân có50 diễn viên tham gia, ó hơn 200 bộ trang phục cổ trang được thiết kế và sản xuất dành riêng cho Dưới Bóng Giai Nhân. Mong muốn của đạo diễn Quang Thảo, nhạc sĩ Văn Tứ Quý đảm nhận luôn vai trò giám đốc âm nhạc cho dự án.
Ngoài những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc của Nhà hát Kịch Idecaf, Dưới bóng giai nhân, còn quy tụ nhiều tên tuổi gạo cội và các diễn viên trẻ như: NSƯT Bạch Long, Phạm Hùng, Kan Lê, Hữu Đạt, Minh Ngọc Nguyên, Thanh Anh, Phạm Hạnh, Trúc My… cùng sự phụ diễn của tập thể diễn viên thiếu nhi Nụ Cười.