Tối ngày 29/08/2023; tại Nhà hát Bến Thành – TLS Thái Lan tại TP.HCM đã phối hợp với HUFO tổ chức đêm biểu diễn truyền thống Thái Lan, với 07 tiết mục múa, giới thiệu nét văn hóa tương đồng giữa 02 quốc gia Thái Lan và Việt Nam. Đây cũng chính là chương trình nghệ thuật đánh dấu 10 năm quan hệ hợp tácchiến lược giữaThái Lan – Việt Nam.
Các nghệ sĩ biểu diễn được chia thành 02 nhóm Thái Lan và nhóm Việt Nam. Nhóm Thái Lan trong trang phục truyền thống Hoàng Gia mở đầu tiết mục múa Tình hữu nghị Thái Lan Việt Nam, tiết mục truyền tải thông điệp về mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp lâu đời giữa Thái Lan và Việt Nam. Điệu múa được biên đạo bởi bà Wantanee Muangboon – Chuyên gia Nghệ thuật Biểu diễn, giai điệu được sáng tác bởi ông Chaiya Thangmeesri – Chuyên gia âm nhạc Thái Lan.Tiết mục này được tổ chức biểu diễn lần đầu tiên vào năm 2021 – nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam, năm 2022 được biểu diễn lại trong chương trình đại nhạc hội mùa đông trong khuôn viên Bảo tàng Quốc gia Bangkok.
Múa hoa Bình minh hay Múa Hoa sen là điệu múa được biên đạo nhằm kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Thái Lan và Việt Nam, được bà Wantanee Muangboon biên tập, giai điệu được sáng bởi ông Kittishark Yoosuk – Nghệ sĩ âm nhạc gạo cội của Cục Nghệ thuật Biểu diễn Thái Lan.Tiết mục này cầm hoa sen biểu diễn theo những điệu nhạc du dương ngọt ngào.
Múa nến là một điệu múa đẹp mắt tinh tế, thể hiện nhiều điều tốt lành của người dân miền Bắc Thái Lan. Các nữ nghệ sĩ mặt trang phục địa phương, tay cầm nến múa theo những giai điệu mang đậm bản sắc miền Bắc Thái Lan. Tiết mục múa này được ví như sự thành công và thịnh vượng của 02 quốc gia đã thống nhất cùng nhau hợp tác.
Múa gáo dừa là điệu múa của những chàng trai – cô gái ở các tỉnh Suri, tỉnh Sisaket và tỉnh Buriram thuộc phía Nam vùng Đông Bắc Thái Lan mỗi nghệ sĩ sẽ cầm 02 mảnh gáo dừa nhảy múa và đập vào nhau với những động tác nhanh nhẹn vui tươi rộn ràng cùng giai điệu rộn rã mời gọi.
Múa Khon – Thái Lan tương đồng
Các buổi biểu diễn Khon của Thái Lan đã được UNESCO công nhận “Khon – Kịch múa đeo mặt nạ ở Thái Lan” và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2018. Buổi biểu diễn Khon như một sự bảo tồn bản sắc của dân tộc. Khon thể hiện trọn vẹn cả về mặt truyền thống trong biểu diễn và các nghi lễ liên quan, nhờ tính xác thực. Giá trị của nghệ thuật cao như một phần của Di sản Thái Lan (Thai Heritage) và sự giải trí để giải trí, gìn giữ nét đẹp truyền thống cả phong cách lẫn tư thế khi trình diễn. Múa Khon dựa vào truyền thuyết của Ấn Độ.
Múa Khon trường ca Ramakien – trích đoạn Phra Rama giao chiến với quỷ Thotsakan là câu chuyện về cuộc chiến giữa phe người là 02 anh em Phra Rama và Phra Lắc cùng với người phụng sự đắc lực của vua là tướng khỉ Hanuman, với phe qủy Thotsakan. tiết mục có các động tác múa tư thế chiến đấu uyển chuyển cùng kỹ thuật độc đáo đẹp mắt để dễ hiểu và thu hút người xem
Tiết mục biểu diễn trích đoạn Hanuman bắt nàng Suphan Matcha, đây là trích đoạn kể về câu chuyện Phra Rama phái thần khỉ làm tướng chỉ huy đội quân khỉ làm đường để đưa quân đến Krung Longka của quỷ Thosakan. Thời gian trôi qua khá lâu nhưng con đường vẫn chưa hoàn thành nên Sukreep lệnh cho Hanuman lặn xuống nước để tìm kiểm tra. Hunuman phát hiện nàng Suphan Matcha – con gái của Thotsakan đang dẫn một đàn cá đến khiêng những hòn đá làm đường đi. Chính vì vậy Hanuman đã bắt giữ nàng Suphan Matcha và giao cho vua Phra Rama, tiết mục thể hiện các động tác múa uyển chuyển sống động, với những pha chạy trốn rượt đuổi giữa thần khỉ Hanuman và nàng Suphan Matcha.
Hoàng hậu Sita – Vợ vua Phra Tama bị Thotsakan bắt, 02 anh em Phra Raman và Phra Lắc đã dùng mũi tên bắn nát Thotsakan thành từng mảnh nhưng nhờ sức mạnh siêu nhiên, quỷ Thotsakan sống lại và chiến đấu tiếp. Vua Phra Rama cử Hunaman đi cứu Sita nhưng sau đó Hunaman yêu Suphan Matcha và có con với nàng, đứa con khỉ có đuôi cá…
…với cải lương Nàng Xê Đa
Hoàng hậu của vua Riêm là Nàng Xê Đa, sau khi bà bị quỷ bắt vào rừng…để ép làm thiếp nhưng không đạt ý nguyện. Khi Hanuman cứu Hoàng hậu, xin bà trở về kinh thành nhưng bà từ chối vì vua Riêm đã không tin sự chung thuỷ của bà. Hanuman bày kế giả tin vua băng hà Hoàng hậu quay về chịu tang nhưng bà phát hiện ra sự thật vua không băng hà mà bỏ đi…Câu chuyện Nàng Xê Đa trong vở cải lương cùng tên đã từng làm mưa, làm gió ở Việt Nam thập niên 80 của thế kỷ trước. Có lẽ soan giả vở cải lương đã trích dẫn câu chuyện từ điệu múa Khon của Thái Lan.