Dầu Nhị Thiên Đường với hành trình 118 năm thăng trầm

Tại khu vực Chợ Lớn từng phổ biến bài đồng dao: Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá, trong bài đồng giao dường như nhắc đến những tên gọi “nổi tiếng” thời bấy giờ ở khu vực Chợ Lớn, có cả dầu Nhị Thiên Đường – một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Ví như điểm tuyệt chiêu ở Chợ Lớn vậy; nhất Dương Chỉ là môn võ công bậc nhất, Nhị Thiên Đường là loại dầu gió trị đa bệnh, Tam Tông Miếu là lịch độc đáo để xem ngày tốt – xấu, Tứ đổ tường chắc là điểm đánh bài ở Đại thế giới, Ngũ vị hương thì có thể ám chỉ hương vị ướp thịt quay đã làm nổi tiếng món vị quay Bùi Hữu Nghĩa? Còn Lục tàu xá là món ăn được chế biến bằng cách làm nhuyễn đậu xanh.

Sau nhiều thăng trầm của thương hiêu dầu Nhị Thiên Đường, thì đến ngày 22/06/1991, ông Lê Vinh Thọ chính thức chấm dứt quyền sử dụng tên và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường. Sau gần 21 năm trên thị trường vắng mặt dầu Nhi Thiên Đường; đến năm 2012, thương hiệu Nhị Thiên Đường – thuộc Công Ty TNHH Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường đã được doanh nhân Lê Thị Giàu tại Việt Nam mua lại và tiếp nối sản xuất. Trong năm 2023, dầu gió Nhị Thiên Đường vang danh một thời chính thức quay trở lại thị trường Việt Nam. 

Lịch sử hình thành dầu Nhị Thiên Đường:

Từ năm 1900; trên thị trường Việt Nam bắt đầu xuất hiện dòng thuốc hiệu “ông Phật”, do Vi Bắc phát triển. Đến năm 1905; ông Vi Khải – con trai của ông Vi Bắc thành lập hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường, tại số 47 Rue De Caton, Telephoneno 58, Directeur Vi Khai, Chợ Lớn – nay là Triệu Quang Phục, Quận 05 – TP.HCM.

Năm 1920; khi sản phẩm dầu Nhị Thiên đường đã nổi tiếng trên thị trường và bị làm nhái, ông Vi Khải đã thuê người xuất bản cuốn sách “Vệ sinh chỉ nam”, với mục đích quảng bá sản phẩm cũng như tuyên truyền chống lại hàng nhái. Từ đó hàng năm, cuốn sách lại được xuất bản một lần đến năm 1939 thì ngưng. Năm 1925; ông chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường đã đề xuất với chính quyền bỏ tiền ra xây cây cầu Nhị Thiên Đường bắc ngang kênh Đôi, nối liền trục giao thông từ Cần Giuộc về Sài Gòn để thuận tiện cho người dân và cho chính công nhân của ông qua lại.

Năm 1930; Thương hiệu phát triển thêm cơ sở sản xuất tại Hồng Kông và Quảng Châu – Trung Quốc. Ở Việt Nam, ông Vi Khải cũng đã cho mở rộng cơ sở, đặt đại lý ở 76 phố Hàng Buồm – Hà Nội và số 18 Gia Hội – Huế. Năm 1932; ông chủ thương hiệu dầu Nhị Thiên Đường được người Pháp trao tặng “Long Bảo Tinh” về những cống hiến. Năm 1933, ông được ghi nhận vào Niên Giám Đông Dương với nhiều thành tựu và cống hiến.

Năm 1938, Nhà thuốc Nhị Thiên Đường đã có các tiệm ở: Quảng Đông, Hương Cảng, Thượng Hải, Bangkok, Singapore, Java, Nam Vang, Hà Nội và Chợ Lớn. Năm 1940, ông chủ thương hiệu dầu Nhị Thiên Đường mất, 02 người con trai của ông là Cơ Trạch và Cơ Ân tiếp tục công việc của cha. Từ năm 1969 – 1979; ông Lâm Vinh Thọ được nhà thuốc Nhị Thiên Đường (Hồng Kông) ủy nhiệm để tiếp tục sản xuất ở Việt Nam. Năm 1975; dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và thương hiệu Nhị Thiên Đường không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.

Sau 30/4/1975; vì có quá nhiều sản phẩm Nhị Thiên Đường giả nên chính quyền ở TP.HCM đã khuyến khích ông Lâm Thọ Vinh sản xuất lại dầu gió Nhị Thiên Đường thứ thiệt nhưng đến năm 1976, dầu Nhị Thiên Đường ngưng sản xuất do hết nguyên liệu.

Nhị Thiên Đường sang trang…

Năm 2012, Thương hiệu Nhị Thiên Đường – tức Công Ty TNHH Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường đã được doanh nhân Lê Thị Giàu tại Việt Nam mua lại để tiếp nối sản xuất, mở đường cho Nhị Thiên Đường tiếp tục “nhiệm vụ” phục vụ người yêu mếm sản phẩm này.

Ngày 20/05/2023; tại sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 52, với chủ đề “Đủ nắng hoa sẽ nở – Đủ tầm nhìn thấy cơ hội”,  thương hiệu dầu Nhị Thiên Đường đã công bố chính thức trở lại thị trường Việt Nam và ký kết hợp tác thành công với các thương hiệu nổi tiếng tại Hàn Quốc và Ấn Độ.

Doanh nhân Lê Thị Giàu chính là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây (do bà làm Chủ tịch HĐQT, đây là một Công ty gia đình, được thành lập vào năm 1961.

Bình Tây Food chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, là những sản phẩm liên quan đến thực phẩm chay ăn liền như: mì ăn liền, phở ăn liền và những sản phẩm chủ yếu sản xuất từ gạo như bánh tráng, bún tươi, bún gạo, mì ăn liền, gia vị, nước tương, bánh hỏi…Một số sản phẩm đáng chú ý của Bình Tây gồm Mỳ Bình Tây 02 Tôm, mì 02 cua và mì chay Lá Bồ Đề và dầu dầu Nhị Thiên Đường – là 02 sản phẩm chủ lực của doanh nhân Lê Thị Giầu hiện nay.

CTCP thực phẩm Bình Tây đăng ký 37 ngành kinh doanh, lĩnh vực chính là sản xuất thực phẩm và các sản phẩm từ ngũ cốc. Tháng 5/2020, công ty tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng; trong năm tài chính 2019, doanh thu thuần của Bình Tây Food là 33,7 tỷ đồng. Bình Tây Food, có nhà máy tại PHCM và Đồng Nai, năng lực xuất khẩu 200 container/tháng.

Lần trở lại này của dầu Nhị Thiên Đường đã được doanh nhân Lê Thị Giàu chọn Hoa hậu Môi trường Việt Nam 2022 – Nguyễn Thanh Hà sinh năm 2004, quê Bến Tre làm đại sứ thương hiệu dầu Nhị Thương Đường.

Hoa hậu Mội trường Nguyễn Thanh Hà; sau khi đăng quang đã có nhiều hoạt động thiện nguyện hỗ trợ phụ nữ, trẻ em nghèo. Cuối tháng 03/2023, Thanh hà còn triển khai quỹ Vòng tay xanh Mekong giúp phụ nữ miền Tây Nam Bộ gặp khó khăn do biến đổi khí hậu, định hướng tìm công việc phù hợp làm kế sinh nhai. Dự án thực hiện mở đầu tại Bến Tre, sau đó là 13 tỉnh ĐBSCL.

Bên cạnh đó còn có quỹ Vòng tay khởi nghiệp trẻ dành cho sinh viên các trường đại học, giúp trang bị kỹ năng cho sinh viên định hướng việc làm sau tốt nghiệp. Từ tháng 05/2023, Thanh Hà đã đảm nhận v=ai trò “Đại sứ thiện chí trẻ IIMSAM” của Liên Hiệp Quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *