Đại hội Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhiệm kỳ VI

Ngành nhựa việt Nam hiện có gần 4.000 doanh nghiệp trên cả nước; trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam. Tổng doanh thu ngành nhựa đã đạt trên 25 tỷ USD, xuất khẩu chiếm 22%. Đại hội lần này mang đến những bài tham luận, liên quan đến việc “sống còn” của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam vào năm 2024.

Sáng ngày 25/10/2023; tại Khách sạn Sheraton Saigon Hotel – Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức Đại hội Hiệp Hội Nhựa Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2015), tổng kết 05 năm hoạt động của Hiệp hội, bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ VII (2023-2028) và đề ra phương hướng hoạt động cho Hiệp hội trong thời gian tới.

Hiệp hội nhựa Việt Nam được hình thành từ đầu thập niên 90; trải qua 01 chặng đường hơn 30 năm với 19 thành viên ban đầu là các Doanh nghiệp Nhà nước, đến nay Hiệp hội đã có hơn 200 hội viên đến từ các thành phần kinh tế, đa số đóng vai trò nòng cốt trong mỗi lĩnh vực của ngành. Cùng với những bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam, 06 nhiệm kỳ Ban chấp hành Hiệp hội đến nay đã có những bước tiến liên tục theo kịp và hỗ trợ hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Hiệp hội; trong nhiệm kỳ VI, Hiệp hội gặp một số khó khăn như: đa số các thành viên của BCH Hiệp hội là Doanh nghiệp nhà nước – Doanh nghiệp tư nhân…do đó có rất ít thời gian đầu tư cho Hiệp hội nên khả năng hoạt động thấp. Tuy ngành nhựa là ngành quốc gia nhưng chưa có tiếng nói mạnh đối với cơ quan nhà nước, để phản biện những vấn đề liên quan đến ngành nhựa, Hội viên thì chưa nhận lợi ích đủ lớn để tham gia làm hội viên. BCH chưa đủ lực, ngành nhựa đang ở trong cơn “tẩy chay” của truyền thông,  trong khi nền kinh tế đòi hỏi phát triển nhựa tái chế và sản phẩm xanh. Có đến 80% doanh nghiệp nhựa thuộc về khu vực phía Nam, vì thế các doanh nghiệp ngành nhựa còn gắp không ít khó khăn…

Tốc độ tăng trưởng ngành nhựa trong 05 năm qua luôn đạt ở mức 02 con số, từ 12 – 15%/ năm.  Sản lượng nguyên liệu nhập khẩu tăng trưởng đều qua các năm từ 5.589 triệu tấn trong năm 2018, tăng lên 7,12 triệu tấn trong năm 2022.

Với bài tham luận về “Xu hướng ngành tái chế nhựa” – Nhựa Duy Tân đưa ra một số nhận định như: Việt Nam, chiếm 1,8 triệu tấn/năm rác thải nhựa đưa ra đại dương, đứng thứ tư thế giới. Để thực hiện chương trình nhựa tái chế, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa ra ngoài không gian. Cuối năm 2019; nhà máy Nhựa Tái Chế Duy Tân được thành lập, năm 2020 đi vào hoạt động tại tỉnh Long An. Nhà máy hoạt động theo công nghệ thu gom chai nhựa tái chế, cung cấp hạt nhựa tái chế trong tương lai. Với  công nghệ Bottle – to Bottle,  nhập từ châu Âu xử lý 100.000 tấn nhựa/năm. Duy Tân thu gom được 60.000 tấn/năm, 9 tháng đầu năm 2023 đã thu gom được 16.500 tấn rác thải nhựa, tương đương với 1,27 tỷ chai nhựa . Đầu ra cho tái chế rác thải nhựa, thị trường xuất khẩu chiếm 55% – tương đượng 7.500 tấn, nội địa chiếm  45% – tương đương 6,1 tấn. Thuận lợi của Duy Tân là nhận được sự hỗ trợ trong và ngoài nước.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như:  nguồn nguyên liệu chưa có thể thu gom để phân loại tại nguồn, vì nguyên liệu thu gom còn nhỏ lẻ và lệ thuộc vào tư nhân. Gặp thách thức về kỹ thuật, chưa có công nghệ tái chế phù hợp, công nghệ tốt nhập từ nước ngoài dẫn đến kinh phí cao. Thách thức từ người tiêu dung, vì họ chưa được truyền thông đúng mức nên chưa ưu tiên sử dụng sản phẩm chất lượng từ bao bì nhựa tái chế. Việc áp dụng quy định về nhựa tái chế và nhựa vi sinh, đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dung. Cái khó tiếp theo là về hoá đơn – chứng từ, do thu mua nguyên liệu nhựa tái chế từ các vựa ve chai nên không có hóa đơn đầu vào, vì vậy đã làm cản trở bước thu mua để tái chế nhựa của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đến nay Việt Nam có thể sản xuất được các loại nguyên liệu như: PVC, PP, PET, PS, PE, với tổng công suất gần 03 triệu tấn/năm. Nguồn nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng 30% nhu cầu thị trường nội địa, 70% còn lại được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới như:  Anrab Saudi, Hàn quốc, Thái Lan, Nhật, Mỹ. Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore…

Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có thể sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới và có mặt khắp các thị trường khó tính như: Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, cộng đồng các quốc gia Châu Âu, Nhật, Úc…

Một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nhựa đó là bao bì, các loại tấm, phiến, mảng, các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói, nhựa gia dụng, đồ dùng trang trí, vải bạt tarpauline. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng đều qua các năm từ 03 tỷ USD trong năm 2018 lên đến 5,5 tỷ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng trung bình từ 12 – 20%.

Với tất cả những điều mà doanh nghiệp nhưa Việt Nam làm được, không thể bỏ qua vai trò lãnh đạo của Ban chấp hành Hiệp hội Nhựa, trong đó các thành viên BCH đã dành nhiều thời gian cho vai trò kiêm nhiệm của mình, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Ban Chấp hành Nhiệm kỳ VI đã thật sự gắn bó với nhau qua những kỳ họp định kỳ, những hoạt động phi kinh doanh mang tính xã hội như: từ thiện, các hoạt động thể thao và hợp tác qua các năm.

Tuy nhiên; trong bài tham luận cùa bà Huỳnh thị Mỹ – Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam về “Tổng quan ngành nhựa và xu hướng kinh tế tuần hoàn” đã nêu ra những vấn đề khó khan trong năm 2024 mà các doanh nghiệp nhựa gặp phải là nộp phí về nhựa tái chế theo công thức: F = R x V x Fs ( F là chi phí nộp, R là tỷ lệ tái chế bao bì, V là lượng sản phẩm bao bì tái chế bán ra thị trường, Fs là định mức chi phí tái chế sản phẩm bao bì) và vấn đề khí thải carbon.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *