Bánh bá trạng gắn liền với lịch sử và giá trị văn hóa lâu đời của nhiều quốc gia châu Á. Đặc biệt tại Việt Nam và cộng đồng người Hoa Sài Gòn, bánh bá trạng còn mang đậm nét văn hoá biểu trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ – Mùng 5 tháng 5 Âm lịch.
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi Tết diệt sâu bọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là dịp cúng tạ ơn thần Nông nhằm cầu mong công việc suôn sẻ, làm ăn tấn tới, luôn gặp điều may mắn và còn là thời gian để gia đình vui vầy, sum họp bên nhau.
Bánh Bá Trạng mang nét đẹp giàu bản sắc trong văn hóa ẩm thực truyền thống.
Thưở xưa, bánh bá trạng được kết thành chùm dùng làm lễ vật cúng thả trên sông.
Ngày nay, bánh bá trạng được thưởng thức cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Đây được xem là món ăn gắn kết tình thân khi mọi người cùng đoàn tụ và hàn huyên dịp giữa năm.
Bánh bá trạng theo kiểu miền Bắc thường là bánh ú nước tro có dáng tam giác với vị ngọt thanh tao trong khi người Hoa tại Sài Gòn lại chuộng làm bánh bá trạng với vị đậm đà, bánh hình chóp nhọn hoặc hình gối với nhân mặn như: thịt heo, lòng đỏ trứng muối, nấm đông cô, đậu xanh, khoai môn và thịt gà…
Chef xịn nhà hàng 5 sao vào bếp làm bánh cổ truyền phục vụ thực khách.
Du khách trải nghiệm chương trình “học làm bánh Bá Trạng” được dẫn dắt bởi đầu Chef Diệp Nhiêu.
Hoạt động thú vị với các công đoạn làm ra một chiếc bánh Bá Trạng cao cấp mang đến sự thích thú cho du khách trải nghiệm.
Theo truyền thống, bánh bá trạng được làm thủ công từ gạo nếp, bên trong nhân bao gồm nhiều nguyên liệu như thịt, đậu, lòng đỏ trứng muối, các loại hạt và được gói bằng lá tre trước khi nấu chín.
Bánh có nhiều hình dạng khác nhau như hình tam giác, hình vuông và hình tròn. Tại Việt Nam, bánh bá trạng có muôn hình vạn trạng với phong cách khác nhau mang phong cách Việt và Hoa.
Tại nhà hàng Li Bai, bánh được chế biến thủ công bởi đội ngũ bếp nghệ nhân kỳ cựu, chuẩn phong cách Hoa, mang đến bộ sưu tập bánh bá trạng đa dạng hương vị với bốn loại nhân độc đáo đón mừng Tết Đoan Ngọ Mùng 5 tháng 5.
“Mỗi chiếc bánh đều được chế biến dựa trên kỹ thuật thượng thừa đậm chất truyền thống từ các sư phụ đầu bếp nghệ nhân mang đến hương vị tuyệt hảo nhất”, chef Diệp Nhiêu bật mí.
Ông Diệp Nhiêu, Bếp Phó nhà hàng Li Bai chia sẻ, tại nhà hàng Li Bai chúng tôi, bánh bá trạng thường có dạng hình chóp. Việc sử dụng tạo hình ngũ giác tượng trưng cho sự may mắn và cân bằng âm dương dựa trên thuyết ngũ hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa,Thổ.
Ngoài ra, việc sử dụng các nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng từ địa phương và các sản phẩm nhập khẩu cao cấp giúp chúng tôi giữ vững niềm tin yêu và vị thế trong lòng thực khách.
Mỗi chiếc bánh bá trạng được làm thủ công với sự tận tâm và tỉ mỉ cùng sự sáng tạo trong việc kết hợp các nguyên liệu cao cấp.
Với các loại nhân thượng hạng như: gan ngỗng thịt gà, bào ngư, thịt heo Kurobuta, vịt quay, sò điệp khô, trứng muối, và nhiều hơn thế nữa.
Các loại bánh mặn với nhân bánh kết hợp hài hoà giữa hương vị truyền thống và biến tấu sáng tạo, từ nhân bào ngư và sò điệp khô đến nhân gà và gan ngỗng, nhân thịt heo xá xíu và thịt đùi heo xông khói Iberico v.v..
Đối với thực khách ăn chay, bánh bá trạng nhân thuần chay với các loại nấm ngọt thơm, nấm đông cô và nấm truffle mang đến lợi ích sức khoẻ toàn diện cùng vị ngọt tự nhiện khi kết hợp cùng hạt sen và hạt dẻ.
Bánh bá trạng thuần chay với nhân nấm đông cô, nấm đùi gà kết hợp với tương nén và sốt nấm truffle vừa chín tới, tỏa hương thơm ngào ngạt.
Quá trình chế biến bánh bá trạng được các đầu bếp lão làng thực hiện công phu và tỉ mỉ, bắt đầu từ việc tuyển chọn những nguyên liệu hảo hạng nhất như gạo nếp, hạt dẻ, nấm đông cô, hạt sen v.v..; sau đó dung lá tre để gói bánh với kỹ năng điêu luyện cho ra tạo hình hoàn chỉnh trước khi bánh được đưa vào nồi nấu chín trong tám giờ.
Hiện tại, các khu vực Chợ Lớn, khu phố người Hoa lớn nhất Việt Nam và các nhà hàng nổi tiếng Sài Gòn đã rộn ràng nhóm lửa chuẩn bị cho mùa bánh bá trạng vào ngày Tết Đoan Ngọ (10/6) sắp tới.
Nguồn: tapchidulich – Hữu Long