Bản sắc văn hoá của 02 quốc gia: dẫn dắt thành công cho hợp tác sản xuất phim giữa Ấn Độ và Việt Nam

Ngày 27/08/2024 – Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM đã tổ chức hội thảo về việc Hợp tác phim ảnh Ấn Độ và Việt Nam, sự kiện thu hút giới chuyên ngành của 02 nước cùng tham dự bàn luận để tìm ra hướng đi tốt nhất như: đạo diễn NSƯT Nhâm Minh Hiền, NSƯT Nguyễn Phương Điền, Võ Thanh Hòa, Thu Trang, Lux Vân, Công Hậu, Mỹ Khanh… Phía Ấn Độ có diễn viên Avika Gor, Sara Khan, Priyanka Chahar Choudhary, Anupriya Goenka…

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Xin chào Việt Nam 2024, do Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tổ chức tại 03 thành phố: TPHCM, Nha Trang và Đà Lạt, nhằm kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ấn Độ (1972 – 2024).

Hội thảo có 04 phiên thảo luận, xoay quanh các chủ đề: hợp tác sản xuất phim giữa Ấn Độ và Việt Nam – Khả năng, tiềm năng và thách thức. Tầm ảnh hưởng của điện ảnh đối với sự phát triển của quốc gia. Phát hành phim quốc tế – Toàn cầu hóa phim nội địa. Vai trò của phụ nữ trong điện ảnh và Tầm quan trọng của phụ nữ trong phim khi hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Một số nội dung tại hội thảo:
Khi được hỏi: ông nghĩ thế nào về sự tác động của chính phủ Ấn Độ với việc hợp tác sản xuất phim với VN? TS.Madan Mohan Sethi – TLS Ấn Độ tại TP.HCM cho biết: chắc chắn chính phủ Ấn Độ muốn có một bộ phim giữa 02 quốc gia, việc này cũng đã bàn luận ở những cuộc họp về du lịch ở Nha Trang và Phú Yên, với mong muốn thu hút khách du lịch đến Ấn Độ và Việt Nam . Vậy việc làm phim sẽ là một yếu tố giúp cho khán giả biết nhiều đến Việt Nam và Ấn Độ, chính phủ Ấn Độ sẽ hỗ trợ tài chính, thủ tục, giúp giấy phép…cho đoàn phim dễ dàng làm việc hơn. Trong 06 tháng đầu năm 2024, có khoảng 300.000 khách du lịch Ấn Độ đến VN, mỗi năm Bollywood sản xuất ra 2.000 bộ phim. Hợp tác sản phim gắn với du lịch sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho 02 nước.

Những câu trả lời thú vị của các nhà làm phim:
Giám đốc hãng phim lớn nhất của Ấn Độ chia sẻ: 20 – 30 năm qua sự phát triển của phim ở Ấn Độ tạo nên một sự rực rỡ cho Bollywood nhưng thuộc công đồng Hindu. Bây giờ các nhà sản xuất phim chuyển hướng qua phía Đông có cả Việt Nam, khi đến VN tôi thấy ở đây có nhiều tiềm năng.
Với câu hỏi làm gì để phát triển sự hợp tác phim nhiều hơn giữa 02 nước? Các nhà sản xuất phim Ấn Độ cho rằng: không khác nhiều, vì giao thoa văn hóa điện ảnh là một phương tiện dễ tiếp cận nhất. Khán giả dễ đồng cảm với nhân vật trong phim và tạo ra cảm xúc xuyên biên giới, phim không có phạm trù tình cảm khác nhau – vì đó là con người. Sự giao thoa văn hóa trong phim là sự phản chiếu của xã hội. Ví dụ ở thập niên 70 – 80, phim phản ánh đúng thời điểm của thời gian đó thì khán giả sẽ tim thấy mình torng nhân vật của phim. Hy vọng, chúng ta có nhiều cơ hội hợp tác.

Ông Võ Thanh Hòa đã đưa ra 03 câu hỏi: làm sao chúng ta có thể tiếp cận với việc phát hành phim tại các rạp ở Ấn Độ? 01 năm Ấn Độ có 2.000 bộ phim tung ra thị trường, chúng ta hợp tác sản xuất phim có điểm nhấn, có thể kéo khán giả Ấn Độ xem phim không? Làm thế nào để VN có thể phân phối phim ở Ấn Độ? Được các nhà sản xuất phim Ấn Độ trả lời: văn hóa Ấn Độ được phân vùng rõ ràng, chính vì thế chúng ta phải có sản phẩm hợp tác giữa 02 nước để chiếu thử nghiệm. Có đến 06 thị trường ở khu vực Ấn Độ, do văn hóa – ngôn ngữ khác nhau. Ấn Độ cũng đã có phim hợp tác với Thái Lan, được chiếu ở Ấn Độ, đạo diễn quay tại Thái Lan. Chúng ta phải cân bằng đặc điểm phù hợp trong vấn đề hợp tác để tiếp cận thị trường nội địa ở Ấn Độ nhiều hơn thông qua thử nghiệm.

Diễn viên Cô Dâu 8 Tuổi – Avika Gor chia sẻ: tôi có dịp làm phim với nhà làm phim Hindu, Pakistan…với tình yêu điện ảnh, tôi đã tham gia đóng phim từ nhỏ. Có 05 lần đến Việt Nam, tôi thấy ngành phim VN và giữa các quốc gia không có gì khác. Đó là tình yêu kết hợp với khát vọng, phim sẽ đem đến cho khán giả sự rung động, 02 phim tôi sản xuất đã được phát hành có kết quả tốt là do tôi đã tham gia đóng phim từ 08 tuổi.

Tường Vy với vai trò hỗ trợ về kịch bản phim cho đoàn phim Ấn Độ chia sẻ: chúng ta chưa có cơ hội để xem phim hay giữa 02 nước, do chưa có sự hợp tác phim. Chúng tôi có nhiều phim nổi tiếng, chúng tôi chúng tôi có câu chuyện hay gắn kết với giá trị dân tộc – đời sống xã hội của chúng tôi làm ra chủ đề cho phim. Như vậy để tiếp cận phim Ấn Độ, khán giả phải quen với nhiều cảnh múa và hát, độ dài của phim …Nhiều khi những yếu tố đó đưa vào thị trường VN có thể chưa phù hợp, để khán giả 02 quốc gia hứng thú khi xem phim, chúng ta cần phải tiết chế nhiều vấn đề cho phù với văn hoá của 02 nước. Đặc biệt là ở phim “Tình yêu Việt Nam”, tôi không nhận vai trò “edit”, tôi chỉ là người hỗ trợ về kịch bản.
Ông Phạm Minh Toàn – Giám đốc Liên hoan phim quốc tế TP.HCM trả lời câu hỏi: yếu tố nào giúp một bộ phim thành công?

Thế mạnh của điện ảnh của VN là thị trường phát triển nhanh, khán giả xem phim tốt, nội địa làm phim bình dân – bình dị và sự quan tâm của chính phủ địa phương, đầu tư nền tảng phát hành phim ở nhiều hình thức trực tuyến – quốc tế và nội địa. Tuy nhiên; thị trường quốc tế chi phí sản xuất phim thấp, hạ tầng thị trường tốt.

BHD – đại diện của phim Ấn Độ tại thị trường Việt Nam chia sẻ: chúng tôi muốn đem phim Ấn Độ đến với khán giả Việt Nam, bởi vì phim ảnh đóng góp kinh tế cho một đất nước rất lớn. Ví dụ bộ phim Mai đã mang về 20 triệu USD, cho thấy khán giả Việt Nam vẫn còn thích ra rạp.

Các nhà làm phim Ấn Độ khẳng định:
Chúng tôi làm phim là nghĩ đến vấn đề văn hóa đặc trưng cho một vùng miền của một đất nước, văn hóa đọc không phát triển bằng văn hóa xem, vì văn hoá xem được dồn sự kiện vào một bộ phim dễ tiêu hóa cho tất cả mọi người, bằng ngôn ngữ, bằng tôn giáo. Điện ảnh thế giới dù thế nào cũng là cái chung và đó thuộc về con người, sản phẩm phim có trách nhiệm lớn về đặc thù văn hóa của con người.
Chúng tôi quyết định tài trợ những bộ phim hợp tác với VN là vì: muốn giới thiệu về văn hoá tâm linh và văn hoá du lịch, chúng tôi muốn hợp tác làm phim kể về VN, nó rất gần giũ với người xem, đó là VN – Ấn Độ, còn vấn đề diễn viên , quay phim, âm thanh…thì ở VN rất hợp cho chúng tôi hợp tác, cũng như ở Ấn Độ chúng tôi thấy có những studio tiếp cận kỹ thuật mới mà VN có thể đáp ứng.

Thay lời kết – từ nhà hoạt động điện ảnh VN:
VN hiện nay luôn chào đón những nhà văn hoá, nhà làm phim, sau những nhà kinh doanh, theo đúng những quy định của chính phủ VN. Ngoài vấn đề chính trị thì bộ phim làm về đời sống văn hoá xã hội, không có vấn đề gì phức tạp cả, phim nước ngoài thích thì khán giả VN cũng có thể cảm nhận, vì khán giả VN hội nhập rất nhanh.

Về quy định cho việc sản xuất phim chiếu rạp thì chính VN đã có những quy định rõ ràng và cụ thể, nhà sản xuất phim không lo ngại khi chúng ta đưa phim ra rạp tại VN. Ngoài ra, còn có những giờ chiếu phim truyền hình mà các cháu không nên xem, tất cả đều có quy định cho đài truyền hình khi phát sóng. Việc đưa điện ảnh đến khán giả VN, Bộ VHTT&DL cũng có những quy định rất rõ ràng, như vậy nhà phát hành phim – nhà sản xuất phim của Ấn Độ tại VN sẽ giúp cho phía đối tác nhiều chi tiết cụ thể hơn.

Tại hội thảo đã công bố kế hoạch hợp tác sản xuất phim giữa 02 nước, thông 03 dự án; bộ phim đầu tiên là “Love in Vietnam” do Captain Rahul Bali đạo diễn, kể về câu chuyện tình xuyên quốc gia giữa một cô gái người Việt và chàng trai người Ấn. Bộ phim sẽ quay tại nhiều địa phương ở Việt Nam như: Đà Lạt, Đà Nẵng, Quảng Nam. Câu chuyện văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật và con người Việt Nam cũng sẽ được đưa vào phim, phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng như: Khả Ngân, Shantanu Maheshwari, Avneet Kaur…
Dự án thứ hai là bộ phim hài và bộ phim hành động được quay tại hang Sơn Đoòng, 02 dự án này đều chưa tiết lộ tên phim.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *