Hội thảo cơ sở dữ liệu và khung kiến trúc dữ liệu ngành GTVT TP.HCM

Sáng nay – 18/10/2024; tại TP.HCM, trường ĐH Bách khoaTP.HC phối hợp cùng Sở GTVT TP.HCM tổ chức hội thảo Cơ sở dữ liệu và khung kiến trúc dữ liệu ngành GTVT TP.HCM.

Đến tham dự hội thảo có các đơn vị thuộc Bộ GTVT, các Vụ thuộc Bộ GTVT như: Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ Vận tải, Vụ Khoa học công nghệ…UBND TP.HCM, Sở GTVT TP.HCM; đại diện các Sở GTVT các tỉnh – thành như: Bà Rịạ – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đông Nai, Tây Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hái Phòng, Cần Thơ, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quáng Ngãi…cùng 200 đại tham dự, hội thảo diễn ra trọn nagỳ 18/10.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Phạm Trần Vũ – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa – ĐHQG – HCM cho biết: hệ thống thông minh là một thành phần tất yếu trong việc GTVT, ĐHBK TP.HCM và Sở GTVT đã có nhiều hợp tác về khung kiến trúc ngành GTVT TP.HCM.

Tại hội thảo có 08 bài tham luận trình bày về các nội dung như: xây dựng Cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ GTVT, thực trạng cơ sở dữ liệu ngành GTVT TP.HCM: đường bộ, đường thủy, giao thông công cộng, nền tảng kho dữ liệu ngành GTVT TP.HCM, khung kiến trúc trí thông minh nhân tạo hybrid ứng dụng hiệu chỉnh nhu cầu chuyến đi trong mạng lưới giao thông đô thị theo thời gian thực khi có gián đoạn, mô hình thay thế mới trong hiệu chỉnh nhu cầu giao thông biến động quy mô lớn, khung kiến trúc chính quyền điện tử TP.HCM (v3.0), khung kiến trúc – giải pháp hạ tầng số – dữ liệu tập trung – kinh nghiệm triển khai thực tế với góc tiếp cận từ các doanh nghiệp, phân bố dòng giao thông biến động dựa trên dữ liệu và ứng dụng.

Ông Lê Thanh Tùng – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ GTVT trình bày về vai trò của việc dùng dữ liệu dùng chung như: định hướng xây dựng CSDL dùng chung của Bộ GTVT, kết quả đạt được và Lộ trình triển khai đến năm 2025, khuyến dựng về xây dựng CSDL ngành GTVT. Vì ngành GTVT là 01 trong 08 lĩnh vực quan trọng đối với phát triển đô thị. Mục tiêu hình thành được cơ sở hạ tầng dữ liệu của Ngành GTVT, trong đó có cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung được kết nối tích hợp dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý, điều hành giao thông vận tải đầy đủ, kịp thời, chính xác cho người ra quyết định.

Đối với cở sở dữ liệu thuỷ nội địa là lĩnh vực đánh giá rất khó khăn, vì các chủ phương tiện không thực hiện đăng kiểm trở lại, trong quá trình sử dụng phương tiện thuỷ nội địa. Đối với giao thông, Bộ GTVT sẽ quản lý toàn bộ các tuyến đường cao tốc, còn địa phương dùng chung cơ sở sẽ theo dõi cho từng địa phương. Khi c3húngta tạo lập dữ liệu đến đấu thì dùng đến đó và số hoá hoàn toàn…Đối với TP.HCM, cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ GTVT trong xây dựng: chiến lược tổng thể, kiến trúc tổng thể giao thông thông minh. Phối hợp triển khai thí điểm sử dựng dữ liệu trong quản lý, điều hành giao thông (dữ liệu hệ thống cảng biển số; kết nối trung tâm điều hành giao thông đô thị với Hệ thống ITS cao tốc…

Ông Đoàn Văn Tấn – Giám đốc Trung tâm Quản lý Điều hành giao thông đô thị, Sở GTVT TP.HCM cho biết: TP.HCM hiện đã ứng dụng giao thông thông minh, giám sát giao thông với 953 camera quan sát giao thông, 118 camera quan trắc giao thông và 216 tủ tín hiệu giao thông khu vực trung tâm TP.HCM; cung cấp thông tin giao thông qua cổng thông tin giao thông và 74 Bảng thông tin giao thông điện tử, hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự ATGT ở 9 vị trí kiểm soát tốc độ, 06 trạm kiểm soát tải trọng. Cùng với ứng dụng dự báo giao thông tại 959 vùng, có 17 vùng đặc biệt (bến xe, cảng, sân bây…), 20 ngoại vùng lân cận TP.HCM.

Từ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học và các đơn vị tham dự Hội thảo, Sở GTVT sẽ tổng hợp và xây dụng kế hoạch từng bước hình thành khung kiến trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu ngành GTVT TP.HCM, theo hướng hiện đại, thông minh, đảm bảo tuẩn thủ khung kiến trúc của Bộ GTVT, UBND TP.HCM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *