Trà Việt: từ di sản văn hoá đến tiềm năng kinh tế toàn cầu

Trà từ lâu không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mà còn là biểu tượng của văn hóa và truyền thống ở nhiều quốc gia.

Ngày 26/08/2014; tại TP.HCM – Hiệp hội Văn hóa Ẩm Thực Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về “Văn mình trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch”, cùng đồng hành là Công ty Trà và Đặc sản Tây Bắc – đơn vị sở hữu thương hiệu trà Shanam.

Tham dự toạ đàm còn có diễn giá, Nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng – tác giả sách “Văn Minh Trà Việt” cuốn sách có qui mô và phạm vi nghiên cứu rộng nhất về trà Việt Nam cho đến nay.  Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Công ty Trà và Đặc sản Tây Bắc, nhà đồng sáng lập thương hiệu trà Shanam…Các chuyên gia cùng nhau thảo luận 03 nội dung quan trọng về trà Việt như: Biên niên sử trà Việt – cái nôi phát tích trà của nhân loại, Nghệ thuật thưởng thức trà Việt, Bảo tồn và phát triển nâng tầm nền văn minh trà Việt hoà nhập toàn cầu.

Buổi toạ đàm nhằm tìm hiểu, bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa, kinh tế, du lịch của Trà Việt đến với công chúng, với sự tham gia của gần 100 khách mời là doanh nghiệp, nhà nghiên cứu…

Phát biểu khai mạc, ông Lã Quốc Khánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Âm Thực Việt Nam nhấn mạnh: chuỗi tọa đàm “Văn hóa trà Việt” không chỉ là một sự kiện quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa trà mà còn là cơ hội để tạo dựng nền tảng cho việc quảng bá sản phẩm trà Việt đến đông đảo người dân Việt Nam và vươn thế giới. Chúng tôi mong muốn qua chuỗi tọa đàm này, các nhà quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ cùng nhau hợp tác để nâng cao nhận thức và giá trị của trà Việt. Việc bảo tổn và phát huy văn hóa trà không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế bền vững và gia tăng giá trị du lịch.

Ở phần toạ đàm đầu tiên “Biên niên sử trà Việt – cái nôi phát tích trà của nhân loại”, Nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng – người đã dày công nghiên cứu về trà Việt để viết nên tác phẩm “Văn Minh Trà Việt” đồ sộ 850 trang, gần 500 hình ảnh tư liệu quý hiếm đã đưa ra khái quát lịch sử trà Việt và giải thích lý do vì sao Việt Nam được coi là cái nôi phát tích trà của nhân loại. tác giả đã làm rõ mối liên hệ giữa trà Việt và các rừng trà Shan cổ thụ, làm rõ thêm về nguồn gốc thực sự của trà Việt.

Bà Nguyễn Thị Thắm – Chuyên gia trong ngành trà và doanh nhân sản xuất trà Shan tuyết cố thụ, đưa ra bức tranh cụ thể về loại trà Shan tuyết, loại trà được mệnh danh là “tiên dược”, không chỉ nổi tiếng với giả trì cao mà còn gắn liền với di sản văn hóa lâu đời của Việt Nam.

Nhìn ra thế giới:

Trên thế giới, các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã thành công trong việc khẳng định và phát huy giá trị văn hóa trà, tận dụng tốt tiềm năng kinh tế của trà. Trung Quốc, với văn hóa trà lâu đời đã đưa trà trở thành một phần của di sản thế giới và là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nhật Bản với nghi lễ trà đạo đã tạo nên một hình ảnh văn hóa mạnh mẽ và hấp dẫn toàn cầu. Ấn Độ, với trà Assam và Darjeeling đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu trà hàng đầu, đồng thời phát triển ngành du lịch trà với các chuyến tham quan vườn trà và trải nghiệm văn hóa trà. Những thành công này cho thấy việc kết hợp giá trị văn hóa và kinh tế của trà là hoàn toàn khá thí và mang lại lợi ích lâu.

Ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, trà có mặt trong đời sống hàng ngày và các nghỉ lễ quan trọng; từ những cuộc gặp gỡ bạn bè đến các dịp lễ hội. Dường như trà không thể thiếu được trong dòng thức uống của nhiều người nhưng được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau và trà cũng được xem như loại “thuốc” chữa bệnh.

Trà Việt được biết đến nhờ sự đa dạng về chủng loại và hương vị, từ trà xanh nhẹ nhàng đến trà Shan tuyết đậm đà; tất cả đều phản ánh sự tinh tế và phong phú của văn hóa Việt Nam. Trà không chỉ là sản phẩm của thiên nhiên mà còn là kết quả của nghệ thuật chế biến và thưởng thức đã được truyền qua nhiều thế hệ.

Văn minh trà không chỉ phản ánh sự tinh tế trong nghệ thuật thưởng thức trà mà còn phản ánh các giá trị văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Trà Việt, với hương vị độc đáo và phương pháp chế biến riêng biệt, là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của đất nước.

Việt Nam; với điều kiện khí hậu và thổ nhường lý tưởng, có tiềm năng lớn để phát triển ngành trà. Các vùng trà nổi tiếng như: Thái Nguyên. Bảo Lộc và các khu vực miền núi phía Bắc không chỉ cung cấp trà chất lượng cao mà còn đóng góp vào sự đa dạng văn hóa của trà Việt. Theo các chuyên gia trong ngành, việc kết hợp giữa truyền thống và đổi mới công nghệ là chìa khóa để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của trà Việt trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, để tận dụng tiềm năng này, cần có các chiến lược rõ ràng và đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trưởng quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *