Trong Luật Đất đai sửa đổi 2024; có 6 điểm mới nổi bật gồm: quy định cụ thể về 31 trường hợp thu hồi đất, quy định cụ thể về các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu và các trường hợp phải thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu sử dụng đất, quy định ban hành bảng giá đất hằng năm bám sát diễn biến thực tế thị trường, không bỏ phương pháp thặng dư định giá đất, thí điểm thỏa thuận xây nhà ở thương mại với đất khác…
Diễn đàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức vào ngày 29/05/2024; với 02 báo cáo chuyên đề và phiên thảo luận nêu ý kiến…đã thu hút 120 khachá tham dự.
Ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên thường trực Uỷ ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh điểm quan trọng Luật Đất đai sửa đổi từ góc nhìn cho sản xuất kinh doanh: ở góc độ người dân thì họ luôn đưa ra câu hỏi, làm thế nào để có được đất sản suất. Còn góc độ Nhà nước thì luôn đặt ra vấn để phân bổ như thế nào cho các bên có liên quan, theo cách tiếp cận của Luật Đất đai. Có 03 cách để có đất: nhìn từ người dưới lên – đã có đất rồi sẽ chuyển mục đích sử dụng, chưa có đất thì sẽ mua đất hoặc “thoả thuận nhận chuyển nhượng”, Nhà nước thu hồi đất và chuyển nhượng. Trong Luật Đất đai mới, có nhiều sửa đổi như: Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản….
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA), đưa ra nhận định: thị trường BĐS sẽ phục hồi vào cuối năm 2024 và phát triển mạnh mẽ bền vững? Để lý giải điều này, ông cho rằng Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 là bộ Luật khó nhất trong các bộ Luật của VN nhưng càng đọc thì càng thấy được nhiều khai niệm mới. Đây là thành công của Quốc hội, vì 02 lẽ – thứ nhất là thông qua được bộ Luật, thứ hai là thông qua được trong tháng 01/2024, dù có trễ… Kết quả cho thấy Luật Nhà ở xã hội là tốt nhất trong hơn 30 năm; người thu nhập thấp – người đô thị có thể mua nhà. Luật còn bỏ điều kiện lưu trú, hai vợ chồng có thu nhập không qua 30 triệu đồng/tháng, có thể mua nhà ở xã hội…Sau 05 năm bán nhà ở xã hội, không phải nộp tiền sử dụng đất. Điều này, cho thấy thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay và sẽ bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2024.
Ý kiến toạ đàm
Ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), CN TP.HCM cho biết: hoạt động tín dụng lĩnh vực BĐS tại TP.HCM đang có xu hướng tăng trưởng gắn liền với những chuyển biến tích cực hơn từ thị trường này. Tính đến cuối tháng 04/2024, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TPHCM đạt khoảng 981.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 33% tổng dư nợ tín dụng bất động sản cả nước và tăng 1,61% so với cuối năm 2023. Khoản vay mua nhà để ở, xây và sữa chữa nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất để xây nhà ở… chiếm tới 68% tổng dư nợ cho vay bất động sản. Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản khu công nghiệp, khu chế xuất cũng có mức tăng trưởng mạnh 9,3% so với cuối 2023, đạt khoảng 44.600 tỷ đồng.
Ông Hoàng Huy – Giám đốc Phòng Nghiên cứu Khách hàng Tổ chức, Khối Phân tích, Công ty chứng khoán Maybank chia sẻ: dòng tiền của doanh nghiệp đang có những tín hiệu cải thiện tích cực, sau khi bị đứt gãy kể từ sự kiện Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát vào năm 2022. Khi Chính phủ cho phép các dự án tái khởi động thì một số doanh nghiệp chủ động phát hành cổ phiếu, bán tài sản, giảm đòn bẩy nợ. Thị trường trái phiếu đã hỗ trợ thanh khoản của các doanh nghiệp, khi Nghị định 08 cho phép giãn nợ thêm 02 năm, các hoạt động hỗ trợ cơ cấu nợ từ phía Ngân hàng Nhà nước. Dòng tiền đã quay trở lại, dù chậm nhưng điểm tồi tệ nhất của thị trường đã qua.
Theo khảo sát của Vietnam Report, 02 phân khúc thị trường này được lần lượt 35,7% và 44,8% số doanh nghiệp dự báo sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2024. Phân khúc bất động sản khu công nghiệp dẫn đầu xu hướng phục hồi với 34,5% số doanh nghiệp đánh giá có nhiều tín hiệu khởi sắc ngay từ nửa đầu năm 2024.