VN có đến 5.117 loài dược liệu cùng nhiều loài sâm quý như: Sâm Ngọc Linh – Lai Châu – Tiến Vua…

Chiều 24/05/2024; Sở Ngoại vụ TP.HCM phối hợp với Sở NN & PTNT TP.HCM tổ chức hội thảo “Sâm và Hương liệu, Dược liệu Quốc tế TP.HCM 2024″. Hội thảo nằm trong trong khuôn khổ “Lễ hội Sâm và Hương liệu, Dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024”.

Hội thảo còn có sự tham dự là lãnh đạo các tỉnh – thành như: ông Võ Văn Hoan – Phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Hà Trọng Hải – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, đại diện nước Cộng hoà DCND Lào, Cục trưởng Cục Triển lãm – Thương mại Vương quốc Campuchia, đại diện Vương quốc Ả rập Saudi, TLS quán Ấn Độ…cùng nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Võ Văn Hoan – Phó chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định: tôi đánh giá cao về việc tổ chức hội thảo, vì đây là một cơ hội quý báo để chúng ta cùng nhau trao đổi chia sẻ và hợp tác về việc phát triển ngành sâm – hương liệu – dược liệu Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển sâm thương hiệu – hương liệu – dược liệu, nền y học cổ truyền của Việt Nam ghi nhận tri thức sử dụng 5.117 loài, 1.823 chi của hơn 360 họ thực vật, có giá trị làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ. Tổng sản phẩm dược liệu ở Việt Nam ước đạt 100.000 tấn/năm. Trong đó có nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, vừa có giá trị kinh tế, vừa có công dụng chữa bệnh như: Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, La Kim Tuyến, Tam Thất hoang…Tuy nhiên, mục đích đầu tư hiện nay còn rất nhiều hạn chế, các sản phẩm phần nhiều còn mang tính tự cung tự cấp, thiếusự liên kết và thiếu thông tin cụ thể. Do đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế để khuyến khích đầu tư và phát triển ngành Sâm – hương liệu – dược.

Hội thảo diễn ra 02 phiên báo cáo nghiên cứu về sâm – hương liệu – dược liệu, với 02 chủ đề như: ứng dụng KHCN vào quy trình trồng, sản xuất, chế biến và bảo quản sâm và hương liệu, dược liệu tại Việt Nam. Định hướng phát triển bền vững và hợp tác quốc tế ngành công nghiệp sâm và hương liệu, dược liệu tại Việt Nam. Với 15 bài báo cáo chuyên đề về sâm – hương liệu – dược liệu của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Điều phối viên cho 02 phiên báo cáo là GS. TS. Trần Công Luận – Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Đô (nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu TP.HCM) và GS. TS. Nguyễn Minh Đức – Khoa Dược Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Điều bất ngờ từ KHCN:

Theo báo cáoc của TS. Hà Thị Loan – Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM về kết quả nghiên cứu về cây dược liệu và sâm Ngọc Linh: theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 70% – 80% người dân trên toàn thế giới dựa vào các nguồn thảo dược để điều trị bệnh. Có khoảng 35.000 – 70.000 loài thảo dược trong số 250.000 – 300.000 loài thực vật được sử dụng để chữa bệnh trên toàn thế giới. Việt Nam có 5.117 loài dược liệu; phần lớn được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền và dùng làm dược liệu để chiết xuất hoạt chất làm thuốc nhưng còn khiêm tốn, chỉ khoảng 50 loài. Hàng năm thu hoạch được 10.000 tấn dược liệu nhưng vẫn phải nhập khẩu 40.000 tấn và chủ yếu từ Trung Quốc (80%). Bộ sưu tập cây dược liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM gồm 114 giống, đã nghiên cứu thành công nhân giống một số loại dược liệu như: bách hợp, bạch cập, đinh lăng, Sâm Ngọc Linh, Sâm dây, Sâm cau, Lan Kim Tuyến, Ba kích, Lan thạch hộc tía… Trung tâm đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vô tính sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam”. Rễ tóc sâm Ngọc Linh có tác dụng giảm stress hiệu quả, tăng lực, không độc tính cho thấy thành công từ công nghệ tạo rễ tóc sâm Ngọc Linh.

TS. Mai Thành Chí – Công ty TNHH Sâm Sâm đã tổng hợp thông tin về thành phần hóa học của cây Sâm Ngọc Linh (1976 – 2024): Sâm Việt Nam (SVN), còn được gọi là Sâm đốt trúc, Sâm Khu 5, Sâm Ngọc lĩnh, củ Ngải rơm con là một loài sâm quý hiếm và đặc hữu của nước ta. Chúng mọc hoang dại ở vùng núi Ngọc lĩnh thuộc 02 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1500 – 2000 m và được phát hiện từ năm 1973. Cây SVN có vùng phân bố rất hẹp, rất khó phát triển vùng trồng trong khi sâm tự nhiên ngày càng hiếm hoi. Hiện nay SVN đang được trồng dưới tán rừng tự nhiên ở 02 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đã có thu hoạch đề bán ở dạng nguyên liệu (Sâm thương phẩm) nhưng việc khảo sát về sự phát triển và tích lũy hoạt chất của SVN trồng chưa mang tinh hệ thống. Đến nay, đã phát hiện thêm hai thứ của SVN (Panax vietnamensis var. fussidiscus ở Lai Châu, Panax vietnamensis var. langbianensis ở Lâm Đồng.

Ở Phiên 02: định hướng phát triển bền vững và hợp tác quốc tế ngành công nghiệp sâm và hương liệu, dược liệu tại Việt Nam. Đại diện UBND Tỉnh Quảng Nam, có bài chia sẻ kinh nghiệm trồng, phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:

Huyện Nam Trà My trước đây là một trong những huyện nghèo nhất nước nhưng là nơi có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp để phát triển cây Sâm Ngọc Linh, với các đặc điểm chính như: độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 1.600m – 1800m, cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.598m. Đặc biệt, độ cao từ 1.500m trở lên chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nguyên sinh, có nhiều loại làm đặc sản quý hiếm, có giá trị như: Song mây, Giáo cổ lam, Sâm cao căng, Quế, Sâm nam, Đương quy và đặc biệt Sâm Ngọc Linh.

Sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã đề ra nhiều chủ trương và cơ chế chính sách, để bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh. Bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp sản xuất. Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh được xác định là 15:567 ha. Đến nay, có 20 doanh nghiệp và người dân đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh, với diện tích trên 1.600 ha.  Chính phủ đã phê duyệt Đề án Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023, trong đó định hướng tỉnh Quảng Nam phát triển trồng Sâm Ngọc Linh, với tổng diện tích 8.400 ha.Ttổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh là 1.428,96 ha, hộ gia đình – cá nhân: 428,96 ha, tổ chức, doanh nghiệp trên 1.000 ha.

Bên cạnh đó là những bài bài tham luận cũng khá ấn tượng của các chuyên gia như:

Quy hoạch vùng trồng dược liệu đặc hữu kết hợp ứng phó biến đổi khí hậu tại các tỉnh Tây Nam Bộ, của TS. Nguyễn Minh Hiền – Khoa Y, ĐHQG TP.HCM.

Thực trạng và kiến nghị về bảo tồn, phát triển cây Sâm Ngọc Linh của ông Võ Trung Mạnh – Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum

Nông nghiệp tái sinh: hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của TS. Lê Hoàng Thế – Giám đốc Công ty TNHH The VOS

Áp dụng Khoa học công nghệ vào Quy trình sản xuất chế biến sâu các sản phẩm có nguồn gốc từ Sâm Ngọc Linh và dược liệu, từ đại diện Tập đoàn Trường Sinh – Gia Lai

Đa dạng hóa cách tiếp cận trong sàng lọc, nghiên cứu và phát triển cây thuốc ở Việt Nam của TS. Phạm Hà Thanh Tùng – Viện Sâm và dược liệu Việt Nam.

Nghiên cứu hệ gen Sâm Panax và Sâm Ngọc Linh, áp dụng siêu mã vạch để định danh thuốc của Giáo sư Tae-jin Yang – Đại học Nông nghiệp và Khoa học cuộc sống (CALS), Đại học Quốc gia Seoul .

Phát biểu kết luận của hội thảo, ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết: qua các báo cáo, chúng ta đã cập nhật được số lượng hợp chất thứ cấp trong sâm Việt Nam là 108 loại, điều này minh chưng cho tiềm năng dược liệu vô cùng quý giá của sâm Việt Nam nói riêng, cũng như các loài thảo dược tại Việt Nam nói chung. Một thông tin thú vị là TP.HCM, có thể sản xuất nguyên liệu rễ tách Sâm Ngọc Linh, với các hoạt chất Saponin đặt trưng làm nguồn nguyên liệu chính chế biến các sản phẩm khác. Các kỹ thuật tiên tiến phân tích thành phần hoá học đặt trưng cũng như phân tích vật liệu di truyền đã được,  phát triển để phân biệt được các loại sâm đang tôn tại trên thị trường, tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tại hội thảo, chúng ta cũng được chia sẽ thông tin về nguồn chế biến sâu từ sâm và dược liệu của Việt Nam.

Qua hội thảo quốc tế về sâm – hương liệu – dược liệu và triển lãm; các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người tiêu dùng, có dịp tìm hiểu và phát huy cao giá trị dược liệu quý hiếm của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Với nhiều tên gọi, ngoài Sâm Ngọc Linh như: Sâm Lai Châu, Sâm Tiến Vua – Phú Yên, sâm trồng trên cát biển của SSAViGroup – Bến Tre, Đẳng sâm…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *