Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời

Ngày 30/09/2023 – Bệnh viện Nhi Trung ương, Hội Nhi khoa Việt Nam và Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo chuyên gia Việt Nam – Nhật Bản về dinh dưỡng cho Bà mẹ và Trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời” tại Hà Nội ngày 30/9, trong khuôn khổ Dự án “Khảo sát kiểm chứng thương mại hóa cải thiện sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời tại Việt Nam” bắt đầu thực hiện tại Việt Nam từ tháng 07/2023, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Công ty cổ phần Asahi Group Foods (Trụ sở chính tại Tokyo) thực hiện.

Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu là chuyên gia Nhi khoa và Sản phụ khoa của Bộ Y tế, Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đại diện các cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu Việt Nam.

(Từ trái sang phải ): 1. Ông Katsuaki Ishii, Chuyên gia cấp cao (Dinh dưỡng trẻ em), Công ty cổ phần Asahi Group Foods ; 2. Ông Hiroshi Kawahara, Giám đốc đại diện, Công ty cổ phần Asahi Group Foods; 3. PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; 4. Phó giáo sư Nguyễn Đỗ Huy, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Với chuyên đề lần này hướng đến việc phổ biến nhắm cường sự hiểu biết dành cho các bên liên quan về tình hình hiện tại và những khó khăn trong thực trạng xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu tiên cho trẻ em tại Việt Nam. Đồng thời, phổ biến các kiến thức về chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng là nhân viên y tế cũng như người chăm sóc trẻ ở Việt Nam, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cũng như sự trưởng thành khoẻ mạnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chia sẻ kinh nghiệm thông qua Bản hướng dẫn về chế độ này tại Nhật Bản.

Tại Hội thảo, các đại biểu phía Việt Nam đã chia sẻ về những thách thức ở khu vực miền núi phía Bắc và phía Nam, phương pháp và thực trạng về chế độ dinh dưỡng 1.000 ngày đầu tiên cho trẻ em ở Việt Nam Qua báo cáo kết quả chuyến thăm các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Nhật Bản. Các đại biểu phía Nhật Bản đã trình bày các biện pháp và hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Nhật Bản, cách tiến hành phát triển các chức năng ăn nhai và cai sữa, thiết kế thức ăn cho trẻ em tại Nhật Bản.

Hội thảo đã cho thấy việc cho trẻ ăn không chỉ cần cân bằng ở góc độ dinh dưỡng mà còn từ góc độ thực phẩm phù hợp với sự phát triển chức năng ăn nhai của trẻ. Đây được cho là cơ hội đã giúp nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Sau hội thảo chuyên đề lần này, Công ty Cổ phần Asahi Group Foods sẽ triển khai một dự án kiểm chứng về nhu cầu sử dụng thực phẩm ăn dặm cho trẻ em tại Việt Nam.

Tại Việt Nam; vẫn còn một số bà mẹ và người chăm sóc trẻ chưa có đầy đủ kiến thức, thông tin về ăn dặm, dẫn tới phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và phát triển của trẻ nhỏ, nhhư tình trạng trẻ suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn hay tình trạng trẻ béo phì ở khu vực thành thị. Thông qua dự án khảo sát trên, JICA mong muốn đây sẽ là tiền đề  cho hoạt động xây dựng những hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà mẹ và trẻ em Việt Nam trong tương lai.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc hấp thu dinh dưỡng trong 1.000 ngày, bao gồm khoảng 270 ngày từ khi mang thai đến khi sinh con và 730 ngày, từ khi trẻ sinh ra đến lúc 02 tuổi, là giai đoạn cực kỳ quan trọng vì nó có tác động lớn đến sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Cuộc hỏi đáp giữa người tham dự và các diễn gải khá thú vị, cùng với phiên phỏng vấn bên lề Hội thảo….

Khá nhiều câu hỏi dành cho giám đốc bệnh viện Trung Ương như: tầm quan trọng của những ngày dinh dưỡng đầu đời sẽ tác động thế nào đến trẻ sơ sinh? Vậy những nguyên tắc có thể phòng chống thiếu vi chất cho bà mẹ và trẻ em? Thực trạng của 1.000 ngày đầu đời ở trẻ em ở Việt Nam như thế nào? Ở Việt Nam tỉ lệ béo phì ở trẻ em đang tăng cao, vậy khuyến cáo của chuyên gia về cách phòng ngừa như thế nào?

PGS.TS.Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: thời gian khi trẻ em hình thành trong bụng mẹ là giai đoạn đầu đời rất quan trọng để phát triển các cơ quan đặc biệt là não bộ. Không chỉ vậy, để đảm bảo thể chất và tinh thần cho trẻ nhỏ việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ từ khi thụ thai đến trên hai tuổi là việc rất quan trọng. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ việc nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn từ 12 -18 tháng là quan trọng, đó là việc trẻ nhỏ ăn đa dạng theo từng giai đoạn, thời kỳ đặc biệt trong 1.000 ngày đầu đời sẽ giúp cho trẻ em phát triển toàn diện hơn thông minh hơn.

Về thực hành dinh dưỡng thì các bà mẹ cần có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt bà mẹ cần có chế độ ăn phong phú để đảm bảo hấp thụ đủ các loại dưỡng chất từ thực phẩm như chất béo, chất đạm, chất bột, vitamin và dưỡng chất. Việc phát triển các chức năng của trẻ nhỏ trong quá trình thai kì phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống của bà mẹ mang thai. Vì vậy các bà mẹ cần chú ý không nên chỉ ăn một món hoặc chỉ tập trung vào một nhóm dưỡng chất. Sau khi trẻ nhỏ ra đời thì dinh dưỡng cần phân theo từng giai đoạn sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển phù hợp.  Sáu tháng đầu tiên là thời kỳ cần nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ, để cung cấp dưỡng chất và kháng thể tốt nhất cho trẻ. Sau đó trẻ có thể ăn bổ sung một số các loại thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ như bột dinh dưỡng. Từ 6~18 tháng trẻ cần bổ sung thức ăn thô cùng với sữa mẹ. Trong thời gian này những thức ăn sẵn có tại địa phương “ Local foods” cũng là một nguồn thực phẩm tươi cung cấp dinh dưỡng tốt cho trẻ. Ngoài ra thì các bà mẹ tại thành phố không có nhiều thời gian để nấu ăn cho bé cũng có thể tham khảo thêm một số các loại sản phẩm chế biến sẵn theo giai đoạn của các nhãn hàng đã nghiên cứu dành riêng cho trẻ em.

Phiên phỏng vấn bên lề Hội thảo (PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phỏng vấn)

Bộ y tế Việt Nam đã có nhưng chương trình hướng dẫn về thực hành chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai… Nhưng trên thực tế việc thực hiện theo hướng dẫn vẫn còn rất nhiều bất cập. Vì vậy để đảm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, chính phủ đã và đang hoàn thiện các hướng dẫn, chính sách và khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ. Cũng rất cần các cơ quan truyền thông lan tỏa các hướng dẫn tới cộng đồng.

Nguyên nhân của chứng béo phì sẽ được chia làm 02 loại chính là béo phì do nguyên nhân bệnh lý và béo phì do thói quyen ăn uống. Đối với béo phì do nguyên nhân bệnh lý thì cần tìm hiểu căn nguyên do thần kinh trung ương, nội tiết… Ngoài ra một vấn đề phổ biến ở thành phố lớn hiện này là béo phì do ăn uống. Tại thành phố thường các gia đình chỉ có 01 – 02 trẻ,  vì vậy các phụ huynh thường có xu hướng dành sự quan tâm quá mức khiến trẻ nhỏ có chế độ ăn thụ động, khiến tỉ lệ béo phì ở trẻ em tăng cao. Vấn đề béo phì do thói quen ăn uống sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm kèm theo như: tim mạch, đái tháo đường…Béo phì sẽ dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý cho trẻ, vì vậy các bậc phụ huynh cần có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ nhỏ đặc biệt là thời điểm 1.000 ngày đầu đời ở trẻ nhỏ.

Câu hỏi dành cho diễn giả người Nhật: điểm đặc biệt nhất trong các hướng dẫn của Nhật Bản về chế độ dinh dưỡng “1000 ngày đầu đời” là gì? Hướng dẫn nêu trên của Nhật Bản được tổng hợp và ban hành bởi cơ quan nào?

Ông Kastuaki Ishi – Đại diện Asahi Group Foods.,LTD : Nhật Bản có hướng dẫn dành cho phụ nữ mang thai và về thức ăn cho trẻ nhỏ. Hướng dẫn dành cho phụ nữ mang thai hướng dẫn “Một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm ba loại thức ăn trong một bữa: 01 món thực phẩm chính (cơm, bún, miến phở…), món thức ăn chính và một món thức ăn phụ”. Các hướng dẫn dành chuyên ngành về cân bằng chỉ số dinh dưỡng thường rất khó hiểu, nhưng bằng hướng dẫn này của Nhật Bản các bà mẹ sẽ rất dễ hiểu và có thể tự lên thực đơn phù hợp cho bản thân.

Phiên phỏng vấn bên lề Hội thảo (Công ty cổ phần Asahi Group Foods trả lời phỏng vấn)

Về hướng dẫn ăn dặm cho trẻ nhỏ, tại Nhật Bản không chỉ chú trọng đến dinh dưỡng mà còn chú trọng đến cách trẻ nhỏ ăn uống chủ động, việc cho trẻ ăn uống phải đi kèm theo sự phát triển của chức năng ăn nhai. Công ty cổ phẩn Asahi Group Foods cũng sản xuất thức ăn trẻ em theo hướng dẫn. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã ban hành hướng dẫn này. Phiên bản mới nhất được tái bản vào năm 2019 nhưng phiên bản đầu tiên được ban hành cách đây hơn 50 năm trước. Ông Shimizu và Bà Tamura, hai diễn giả tại hội thảo là thành viên tham gia xây dựng hướng dẫn này.

Hướng dẫn của Công ty Asahi Group Foods mong muốn góp phần vào cải thiện tình hình dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ em tại Việt Nam, góp phần vào xây dựng bản hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà mẹ và trẻ em Việt Nam trong tương lai. Vậy Công ty Asahi Gruop Foods sẽ thực hiện những gì? Trẻ em Việt Nam và trẻ em Nhật Bản có thể chất khác nhau, điểm gì cần khi cung cấp thức ăn trẻ em cho Việt Nam?

Ông Hiroshi Kawahara – Giám đốc đại diện Asahi Group Foods: trẻ em và phụ nữ mang thai ở mỗi nước có một thể trạng khác nhau nên đối với hướng dẫn của Nhật Bản thì có thể đây sẽ là một trong những tham khảo đối với Việt Nam. Vì vậy các chuyên gia Việt Nam cần căn cứ vào thực trạng mà đưa ra những hướng dẫn phù hợp với người dân Việt Nam. Căn cứ theo hướng dẫn của chỉnh phủ và các chuyên gia chúng tôi mong muốn sẽ cũng cấp các thực phẩm ăn dặm phù hợp cho thị trường Việt Nam.

Ông Hiroshi Kawahara, Giám đốc đại diện, Công ty cổ phần Asahi Group Foods, phát biểu tại Hội thảo

Việc thiết kế một chế độ cung cấp dinh dưỡng phù hợp với trẻ em Việt Nam là rất cần thiết, thông qua những hướng dẫn về dinh dưỡng đã có, kết hợp cùng công nghệ, chúng tôi có thể cung cấp các thực phẩm giúp thay đổi khẩu phần thức ăn và dinh dưỡng theo mức độ tăng trưởng theo từng giai đoạn của trẻ nhỏ. Để cung cấp thực phẩm phù hợp cho trẻ em Việt Nam, chúng tôi cần nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu tiên của trẻ nhỏ tại Việt Nam. Vì vậy lần này dưới sự hỗ trợ của JICA chúng tôi đang tiến hành khảo sát để tìm ra loại thực phẩm nào phù hợp cho từng giai đoạn của trẻ nhỏ tại Việt Nam.

Ông Sasaki Shohei, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *