Mãn nhãn với chương trình nghệ thuật của tỉnh Tứ Xuyên tại TP.HCM

Nhân kỷ niệm 74 năm  Quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (01/10/1949 – 01/10/2023), Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại TP.HCM đã  mời  Đoàn nghệ thuật tỉnh Tứ Xuyên -Trung Quốc sang Việt  Nam biểu diễn phục vụ khán giả, chào mừng ngày lễ trọng đại của nhân dân Trung Quốc.

Buổi biểu diễn nghệ thuật của các Nghệ  sĩ Tứ Xuyên – Trung Quốc, các sứ giả của nhân dân Trung Quốc, góp phần nâng cao sự hiểu biết cho khán giả TP.HCM về sự phát triển của nền  văn hoá – nghệ thuật Trung Hoa hiên đại .

Ông Ngụy Hoa Tường – Tổng Lãnh sự nước CHND Trung Hoa phát biểu tại buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng Quốc Khánh đã nhấn mạnh: mối quan hệ giữa nhà nước là theo sự hiểu biết giữa nhân dân với nhân dân, buổi biểu diễn hôm nay chính là phương tiện quan trọng để thúc đẩy tinh thần tương tri – tương thân lẫn nhau giữa 02 nước. Nền văn minh Trung Hoa đã có nguồn gốc từ lâu đời, quảng bác uyên thâm, là nền văn minh duy nhất không bị gián đoạn trong ngàn năm qua và phát triển cho đến hôm nay. Từ xưa đến nay đã nổi tiếng thế giới về cởi mở bao dung, và không ngừng tỏa ra sức sống mới thông qua giao lưu, học hỏi lẫn nhau với các nền văn minh khác.

Năm nay là kỷ niệm 74 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề xuất sáng kiến văn minh toàn cầu, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế; trong đó có Việt Nam, phấn đấu mở cục diện mới giao lưu giữa nhân dân, hội nhập văn hóa và gắn kết giữa người với người trên toàn thế giới. Hôm nay, cùng hòa chung không khí tươi vui của ngày Quốc khánh Trung Quốc đang đến gần, đoàn nghệ thuật Tứ Xuyên – Trung Quốc đã vượt qua mọi khó khăn và đến thămTP.HCM, tôi hy vọng có thể mở ra cho mọi người thấy nền văn hóa truyền thống dân tộc riêng biệt, sống động và đầy nhiệt huyết của Trung Quốc, để mọi người có thể hiểu thêm về đất nước Trung Quốc rất chân thực và đáng yêu.

Đoàn nghệ thuật đến từ Tứ Xuyên – là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, có khu dân tộc Khương duy nhất, có khu dân tộc Di lớn nhất và khu dân tộc Tạng lớn thứ hai trong cả nước. Trải qua hàng ngàn năm giao lưu và hội nhập, văn hóa của các dân tộc khác nhau, đã hình thành nên nền văn hóa Ba Thục – Tứ Xuyên, tràn đầy sức sống và sôi động như ngày nay. Đoàn nghệ thuật lần này sẽ mang đến cho chúng ta những tiết mục độc đáo như: nhóm múa nữ dân tộc Khương “Tát Lãng Thư” và nhóm múa nam dân tộc Tạng “Bạch Mã”, chắc chắn sẽ giới thiệu về vẻ đẹp của nghệ thuật văn hóa Ba Thục đến với tất cả mọi người, để mọi người có một xem khó quên.

Nhà hát múa rối Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên thuộc Học viện Nghệ thuật Viện giáo dục thể chất Thành Đô, đã mang đến cho người xem những màn múa thật độc đáo.

Chỉ với chiếc mặt nạ nhưng thể hiện những gương mặt khác nhau trong vở kịch “Tứ xuyên thay đổi diện mạo”, là loại hình biểu diễn mặt nạ từ đời Nhà Minh chuyển sang Nhà Thanh đã trở thành di sản văn hóa của quốc gia và giờ đây nó là văn hóa phi vật thể của Tứ Xuyên – với phần biểu diễn của nghệ sĩ thừa kế văn hóa phi vật thể Thành Đô. Mỗi mặt nạ là một câu chuyện huyền thoại của các nhân vật lịch sử, được biến hóa cuả nghệ sĩ trong tích tắc…                                                                                  

Múa luạ thì không xa lạ với khán giả VN nhưng hình nộm múa lụa lại là nghệ thuật độc đáo của người biểu diễn, khi họ thu hút khán giả xem múa lụa  từ “trên cao”, mà hình nộm thước tha với dãy lụa qua lại liên tục…

Múa Nữ thần Salang của dân tộc Khương, là một câu chuyện kể về nét văn hóa của dân tộc họ, được người yên mến và tôn thờ. Múa Bạch Mã của dân tộc Tạng, lại là câu chuyện kể về những chàng trai lớn lên bên yên cương “bạch mã”. Sức trẻ bản làng  là câu chuyện “bắt vợ” ở bản làng của dân tộc Khương – Tứ Xuyến, có may mắm, có nghịch cảnh…Mỗi một điệu múa gắn liền với câu chuyện của một dân tộc,độc đáo và sinh động, làm người xem thích thú.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *