Chuyển đổi năng lượng: hợp tác doanh nghiệp Na Uy – Việt Nam

Ngày 13/9/2023 – Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, Cơ quan Thương vụ của Đại sứ quán Innovation Norway, Hiệp hội Năng lượng Na Uy (NORWEP), đã phối hợp với Vụ Dầu khí và Than – Bộ Công Thương Việt Nam, tổ chức tọa đàm “Chuyển đổi năng lượng: Hợp tác doanh nghiệp Na Uy – Việt Nam”.

Tọa đàm là diễn đàn để các bên liên quan trong lĩnh vực năng lượng cập nhật về lộ trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, theo Quy hoạch Phát triển Điện 08 (PDP8), được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt. Sự tham gia và hợp tác của khu vực tư nhân rất quan trọng, nhằm triển khai PDP8 cũng như hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch và tái tạo của Việt Nam.

Sự kiện cũng là cơ hội để các doanh nghiệp năng lượng Na Uy giới thiệu những kinh nghiệm chuyên môn và các lợi thế cạnh tranh của mình đặc biệt là công nghệ, trong các lĩnh vực khác nhau như điện gió ngoài khơi, hydro sạch, thu hồi và lưu trữ carbon và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Tham dự sự kiện còn có Phó Đại sứ Na Uy, bà Mette Møglestue  – Giám đốc LNG, Hydrogen & CCUS của NORWEP, ông Eirik Melaaen – Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Thanng Thương Việt Nam, bà Ngô Thúy Quỳnh, cùng hơn 70 đại diện đến từ các công ty năng lượng trong và ngoài nước, cùng các đơn vị chủ chốt khác trong lĩnh vực năng lượng ở phía Nam Việt Nam.

Trong bài phát biểu khai mạc, Phó Đại sứ Na Uy – Mette Møglestue cho biết:  tuy lịch sử và tình hình kinh tế – xã hội hiện tại của 02 nước có những khác biệt nhưng Na Uy và Việt Nam đều có chung quyết tâm trở thành các quốc gia phát thải thấp vào năm 2050. Năm 2020, Na Uy là một trong những quốc gia đầu tiên đệ trình mục tiêu giảm phát thải tăng cường theo Thỏa thuận Paris. Chúng tôi đã nâng mức tham vọng của mình cao hơn nữa bằng việc đặt mục tiêu mới là giảm ít nhất 55% lượng phát thải vào năm 2030. Chuyển đổi năng lượng là quá trình tất yếu và giờ đây chúng ta phải nỗ lực thực hiện mục tiêu này. Xây dựng những ngành công nghiệp mới trên cơ sở những ngành hiện có như: điện gió ngoài khơi, CCS, hydro, nuôi trồng thủy sản và khoáng sản dưới đáy biển…chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta thêm nhiều cách thức mới để đạt được mục tiêu nói trên. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chúng ta hợp tác với nhau và góp phần vào những nỗ lực chung.

Việt Nam đã thông qua ‘Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050′ (còn được gọi là Quy hoạch Phát triển Điện 8 hay PDP8) và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia (NEMP) thời kỳ 2021-2030. Những quy hoạch đầy tham vọng này đặt ra lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng của quốc gia và hướng tới mục tiêu huy động nguồn lực hỗ trợ từ quốc tế để Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Người dân và các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, đối tác phát triển của Việt Nam…đang theo dõi sát sao quá trình triển khai kế hoạch.

Bà Møglestue chia sẻ:  khu vực tư nhân đang tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực chuyển đổi năng lượng của VN, với các kế hoạch đổi mới, quy hoạch và đầu tư. Chúng tôi truyền thêm cảm hứng và khuyến khích bởi sự quan tâm đặc biệt của khu vực tư nhân trong việc tìm kiếm các mô hình kinh doanh bền vững hơn.

Na Uy không chỉ là quốc gia tiên phong về điện gió ngoài khơi, với cánh đồng gió nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới tại Hywind Tampen. Vốn là một quốc gia giàu tài nguyên, Na Uy cũng đi đầu trong phát triển nhiều công nghệ năng lượng sạch. Với nguồn tài nguyên năng lượng có hạn, Na Uy cần đảm bảo những nguồn lực được sử dụng hợp lý và quản lý một cách bền vững.

Tháng 04/2020, khi Chính phủ Na Uy công bố chiến lược bổ sung về chính sách năng lượng, Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy – ông Terje Aasland cho biết: chính phủ Na Uy muốn đặt nền tảng cho một chính sách năng lượng có thể đảm bảo các nguồn năng lượng sạch và phù hợp về giá cả, tiếp tục sản xuất dầu khí ổn định, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và xanh như điện gió ngoài khơi, hydro và thu hồi và lưu trữ carbon.

Nhiều doanh nghiệp Na Uy đang đi đầu với những sáng kiến cải tiến công nghệ mới để khử cacbon trong các ngành công nghiệp và thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng, trong đó bao gồm các giải pháp về LNG và hydro ; hay thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS).

Tọa đàm lần này có sự góp mặt của 15 công ty Na Uy, bao gồm: Equinor, DNV, Kongsberg Maritime, Fearnley LNG, Econnect Energy, SINTEF Energy/SINTEF Community – Infrastructure, NOV, Sperton, Øglænd, Slåttland, VARD, Carbon Circle, Eagle Technology, Mainstream và Scatec.

Trong đó có một số doanh nghiệp đã hoạt động ở Việt Nam nhiều năm như: Equinor, Mainstream, VARD và Scatec…Có một số doanh nghiệp đi một chặng đường dài từ Na Uy đến Việt Nam để gặp gỡ, thảo luận về các cơ hội hợp tác với các đối tác trong nước –  trong các dự án tương lai.

Thông tin lĩnh vực hydro của Na Uy: https://businessnorway.com/key-industries/hydrogen

Thông tin lĩnh vực CCS của Na Uy: https://businessnorway.com/solutions?industries=CCUS&sort=recent

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *