Sáng ngày 25/03/2025; Thành Uỷ TP.HCM, HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM, MTTQ VN – TP.HCM đã tổ chức hội thảo, với nội dung giới thiệu thành tựu 50 năm Xây dựng Bảo vệ và Phát triển TP.HCM (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đến tham dự hội thảo có các đại diện như: Đại tướng Lê Hồng Anh, ông Nguyễn Thiện Nhân – Nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM, ông Huỳnh Đảm – Nguyên Uỷ ban MTTQịVN, Nguyễn Thanh Nghị – Phó bí thư Thành Uỷ TP.HCM, ông Nguyễn Văn Được – Chủ tịch UBND TP.HCM…
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thanh Nghị – Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM nhấn mạnh: sau 30 tháng 04 năm 1975, TP.HCM đương đầu với nhiều khó khăn, hạn chế về quản lý kinh tế và nhiều rủi ro, trong 10 năm đầu giải phóng. Kể từ năm 1986, TP.HCM đã phấn đấu, vươn lên, đầu tư cho sản xuất, với 04 Nghị quyết mới nhằm đưa TP.HCM trở thành một trung tâm kinh kế, đổi mới, để trở thành Trung tâm kinh tế – dịch vụ…ở khu vực và ĐNÁ. Tại hội thảo hôm, tôi đề nghị các đại biểu với bài tham luận hãy nhấn mạnh đến 05 nhóm vấn đề chính liên quan như: những giá trị đổi mới sau năm 1975, trao đổi về thành tựu đổi mới từ năm 1975 đến năm 2025, thời kỳ hướng đến Trung tâm kinh tế dịch vụ đứng đầu Khu vực và Đông Nam Á, xây dựng Đảng tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân thực tế cần rút ra những bài học kinh nghiệm gì?

Hội thảo đã nhận được hơn 100 tham luận cùng nhiều ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các tỉnh – thành, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo TP.HCM các thời kỳ…Các tham luận được tác giả thể hiện đầy tâm huyết và trách nhiệm, giúp chúng ta có dịp suy ngẫm, tự liên hệ với trách nhiệm của cá nhân, đơn vị, địa phương mình, góp phần bồi dưỡng nhận thức, cũng cố, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM trong thời gian tới.
Mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập của từng tác giả nên khó tránh khỏi những điểm khác nhau về một số sự kiện, tư liệu, số liệu, một số nhận định, đánh giá. Trên cơ sở tôn trọng ý kiến của các tác giả, Ban Tổ chức Hội thảo có gắng giữ nguyên tinh thầnn của tham luận, chỉ biên tập, lược bớt những nội dung trùng lập hoặt ít liên quan đến chủ đề hôi thảo.

Với tham luận của mình – Thiếu tướng, PGS.TS. Vũ Quang Đạo bình luận đến giá trị của chiến thang của Mùa xuân 75 rằng: thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, phản ánh nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong suốt 21 năm chiến đấu gian khổ hy sinh, là thiên anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX. Đảng khẳng định sự toàn thắng của chúng ta chính là: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Chiến tranh – quân sự – ngoại giao”, Nghệ thuật quân sự của Việt Nam. TP.HCM, tuy đi trước về sau nhưng dẫn đầu về không gian văn hoá Hồ Chí Minh. Người Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh có quyền tự hào về chiến công chói lọi của Đại thắng mùa Xuân, của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tự hào về những giá trị trường tồn mà chính Đảng bộ và nhân dân TP.HCM đã tạo nên trong suốt 02 cuộc kháng chiến chống xâm lược. Tôi kết luận: chúng ta đang chuẩn bị chuyển hướng phát triển mới của đất nước, để rút ra bài học giaá trị của sự trường tồn.

PGS.TS.Phan Xuân Biên đã có bài tham luận nói: TP.HCM – mãi xứng danh thành phố anh hùng: chế độ Sài Gòn sụp đổ nhanh chóng đã để lại một lực lượng lớn thuộc quân đội cảnh sát, sau một thời gian, đại đa số thực hiện cải tạo theo chính sách của chế độ mới, một bộ phận đã lẫn trốn, chờ thời cơ kích động, móc nối với các thế lực phản động bên ngoài, liên tục gây rối loạn trong nước. 02 năm đầu giải phóng, nguyên vật liệu cạn kiệt, cách quản lý không phù hợp đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh của TP.HCM. Xã hội thời hậu chiến không biết bao nhiêu hậu quả để lại: 70% thanh niên thất nghiệp, 20% học sinh, sinh viên chưa vào trường lớp, văn để dân tộc, tôn giáo, vẫn để sáp xếp, quản lý phường, xã cũng hết sức phức tạp. Ở TP.HCM, chúng ta vẻ vang với “Mùa thu rồi ngày 23 ta ra đi…”, năm 2005 lại đón nhận danh hiệu Thành phố Anh hùng. Hà Nội đón nhận Thàn phố Anh hùng do vượt qua “hiểm nghèo” năm 1946; còn TP.HCM, sau 10 giải phóng được công nhận là thành phố đi đầu trong “hiểm nghèo”. Sài Gòn; lần đầu tiên trong lịch sử ăn “độn”, đối đầu với nghèo đói – khó khăn – người dân tháo chạy…Nhưng rồi; đến giai đoạn II, TP.HCM bắt đầu tiến nhanh nhưng đến năm 2010 lại gặp khó khăn. Năm 2024, kinh tế TP.HCM phục hồi rõ rệt, thu ngân sách lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng. Năm 2025; sẽ là hai con số, ít nhất là 10%, đây vừa là “mệnh lệnh” của cả nước, vừa là khát vọng lớn lao của TP.HCM. Vì có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, như: Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV… Đó không chỉ là những “ngày kỷ niệm” mà là những sự kiện lịch sử tạo nên khi thế mới, động lực mới cho sự phát triển.
Tuy không có bài tham luận lưu vào kỷ yếu “50 năm TP.HCM đổi mới” nhưng ông Huỳnh Đảm đã phát biểu khá ấn tượng: đây là một hội thảo ý nghĩa, giúp chúng ta nhìn lại và bước vào kỷ nguyên mới là: TP.HCM Đoàn kết – Chủ động – Sáng tạo . Chính vị vậy cũng nên xem xét, nâng vai trò của Mặt trận Tổ quốc lên thành “thành tố”, không chỉ là vai trò là tập hợp khối Đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân.
Các bài tham luận còn lại như: Nhận diện vai trò, vị thế của TP.HCM trên lĩnh vực kinh tế qua các Nghị quyết của Bộ Chính trị từ 1982 đến 2022. TP.HCM cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới, thành quả và kinh nghiệm. TP.HCM đồng lòng, chung sức phòng ching dai dịch Covid-19…Các thế hệ cũng cảm thấy gần gũi và hoà mình vào với sự đi lên từng của TP.HCM. Duy chỉ ở giai đoạn 10 năm đầu giải phóng là cần nêu lên và nhấn mạnh để thế hệ sau thấy được giá trị của sự “hoà bình”.
Thành ủy, UBND TP.HCM đã ban hành các chỉ thị, kế hoạch về tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam – Tống nhất đất nước. Trong đó, tập trung thực hiện 55 chương trình, công trình, dự án cấp thành phố trên 06 nhóm lĩnh vực: Văn hóa – xã hội có 18 chương trình, công trình, dự án; kinh tế có 06 chương trình, công trình, dự án; đô thị có 19 chương trình, công trình, dự án; khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo có 4 công trình; cải cách hành chính có 3 đề án; quốc phòng – an ninh, đối ngoại có 5 chương trình; đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đăng ký thực hiện 1.362 công trình…